Câu 1: Lá tắm dược liệu có dùng được cho trẻ sơ sinh không?
Chào anh/chị.
Lá tắm dược liệu có thể dùng cho trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn vì bé chưa rụng rốn có vết thương hở thì khi tắm lá tắm dược liệu có tinh dầu sẽ hơi bị xót cho da bé.
Lá tắm dược liệu gồm các loại bột thảo dược sài đất, kim ngân, hương nhu, trà xanh, ké đầu ngựa, hạt mùi bổ sung tinh dầu tràm gió và khuynh diệp, được phối trộn ở tỷ lệ phù hợp nên an toàn cho trẻ sơ sinh.
Giống như các bà, các mẹ ngày xưa vẫn thường hay đi hái các loại lá thảo mộc này về để nấu nước tắm cho trẻ mới sinh để ngừa rôm sảy, mẩn ngứa, giúp bé mát da mát thịt ngủ ngon. Cỏ Mềm giúp điều này trở nên đơn giản và tiện lợi hơn bằng cách thay lá thảo mộc tươi bằng bột thảo mộc đã được sấy khô, chỉ mất 5 phút ngâm trong nước sôi là đã có 1 chậu nước tắm bé. Hơn nữa, tỷ lệ phối hợp các loại bột thảo mộc này còn được nghiên cứu bởi Dược sĩ du học tại Pháp Trịnh Đặng Thuận Thảo nên càng đảm bảo an toàn hơn.
Vì vậy, các bà, các mẹ có thể an tâm dùng lá tắm dược liệu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Câu 2: Sau khi dừng sử dụng Lá tắm dược liệu bé có bị rôm sảy trở lại không?
Chào anh/chị!
Rôm sảy thường gặp ở trẻ nhỏ vì ống tuyến mồ hôi của bé chưa phát triển hoàn chỉnh. Tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi gây ra sự ứ đọng mồ hôi, ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bít kín khiến làn da bị viêm và xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng trên da gọi là rôm sảy.
Dùng Lá tắm dược liệu giúp bé thải nhiệt tốt hơn, giúp lỗ chân lông thông thoáng, giảm tình trạng viêm, ngứa, mẩn đỏ nên giảm rôm sảy.
Khi ngừng sử dụng lá tắm, việc bé có bị tái phát rôm sảy không phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Tuổi: Nếu bé lớn tuổi hơn, tuyến mồ hôi phát triển hoàn chỉnh thì tình trạng rôm sảy sẽ giảm dần. Thông thường bé trên 2 tuổi thì sẽ ít bị rôm sảy hơn. Lúc này mẹ có thể không cần dùng lá tắm dược liệu nữa mà thay thế bằng các loại xà bông như xà bông baby hương nhu/tràm gió
- Vệ sinh: nếu vệ sinh của bé không đảm bảo, lỗ chân lông của bé bị bít tắc do mồ hôi, ghét, bụi bẩn thì bé có thể bị rôm sảy trở lại. Vì thế, mẹ lưu ý vấn đề vệ sinh cho bé để lỗ chân lông không bị bít tắc:
– Mặc quần áo thông thoáng, thấm hút mồ hôi
– Mùa hè nắng nóng, tránh cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng, có thể dùng quạt thông khí, máy điều hòa nhiệt độ.
– Chỗ ngủ phải luôn mát mẻ, thông thoáng và thông khí tốt.
– Cần giữ cho da bé luôn được khô ráo và sạch sẽ. Không nên thoa nhiều kem hay các loại phấn lên da trẻ vì sẽ bịt lại các lỗ chân lông, dễ khiến trẻ bị nổi rôm hơn.
Câu 3: Bé bị viêm da cơ địa có dùng được Lá tắm dược liệu không?
Chào anh/chị!
Bé bị viêm da cơ địa dùng lá tắm dược liệu có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng mẩn ngứa, tấy đỏ, ngăn ngừa viêm nhiễm vì các loại thảo dược như sài đất, kim ngân, ké đầu ngựa có tác dụng thanh nhiệt, kháng histamin giảm ngứa; chè xanh và hạt mùi chống viêm, kháng khuẩn.
Tuy nhiên trong giai đoạn cấp tính, mụn nước trên da bé vỡ ra, chảy dịch hay bé cào, gãi gây vỡ mụn nước thì mẹ nên tắm bằng nước trắng vì tắm lá thảo dược lúc này bé có thể bị xót do các loại tinh dầu trong lá tắm.

– Xem thông tin chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY
Câu 4: Lá tắm có sử dụng tắm và gội cho bé được không?
Chào anh/chị! Lá tắm dược liệu có thể sử dụng để tắm và gội cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các loại lá thảo mộc như kim ngân, sài đất, trà xanh, hạt mùi,…. giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, tăng cường bài tiết mồ hôi, rửa trôi bụi bẩn.
Ngoài ra, tắm bé bằng lá tắm dược liệu còn giúp giảm các tình trạng mẩn ngứa, rôm sảy, viêm da ở trẻ.
Câu 5: Lá tắm có giúp trị được mụn sữa trên da bé không?
Chào anh/chị!
Mụn sữa thường gặp ở trẻ sơ sinh, có tới khoảng 50% trẻ sơ sinh có mụn sữa. Mụn sữa là kết quả của một loại protein được gọi là keratin bị giữ lại trên da. Chúng là những nốt nhỏ màu trắng hoặc màu vàng ngọc trai trên bề mặt da.
Mụn sữa có xu hướng biến mất trong vòng 1 tháng kể từ khi xuất hiện trên da của bé, sau đó sẽ biến mất. Ở phần lớn các trường hợp tình trạng này không đáng lo ngại.
Tắm bé bằng lá tắm dược liệu sẽ không giúp cho mụn sữa nhanh bay mà tác dụng chính là giảm rôm sẩy, mẩn ngứa, tấy đỏ, mát da mát thịt giúp bé ngủ ngon.
Câu 6: Bé bị viêm da tiết bã (cứt trâu) tắm có hết không?
- Giữ da đầu sạch sẽ có thể giúp giải quyết vấn đề này, vì gội đầu sẽ rửa sạch dầu thừa trên da đầu bé => Lá tắm dược liệu Cỏ Mềm có thể cải thiện triệu chứng, làm sạch dịu nhẹ cho tóc và da đầu của bé chứ không thể hết hẳn.
- Ủ dầu: Một số cha mẹ làm điều này và tình trạng cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh cải thiện rõ rệt. Việc bôi dầu vừa làm cứt trâu không bám dính vào da đầu vừa nuôi dưỡng da tại vị trí bị ảnh hưởng. Dù là dùng loại dầu nào, trước khi bôi bạn hãy thử một lượng nhỏ lên da đầu để xem bé có bị kích ứng không.
Một số loại dầu ủ cứt trâu khá hiệu quả: dầu mù u, dầu olive, dầu bơ kết hợp cùng tinh dầu tràm trà….
Câu 7: Sau bao nhiêu lần tắm với Lá tắm bé sẽ giảm được tình trạng rôm sảy?
Chào anh/chị!
Tùy theo tình trạng rôm sảy của bé mà hiệu quả sẽ khác nhau. Tắm bé bằng lá tắm dược liệu Cỏ Mềm sau khoảng 3- 5 lần là anh/chị sẽ nhận thấy có biến chuyển và sự thay đổi tích cực.
Bên cạnh đó, anh/chị cần lưu ý giữ vệ sinh cho bé, đặc biệt là vào mùa hè vì tình trạng bít tắc lỗ chân lông do mồ hôi, bụi bẩn, dầu nhờn là nguyên nhân chính gây ra rôm sảy.
Câu 8: Cách sử dụng Lá tắm Dược liệu
Chào anh/chị
Cách dùng Lá tắm Dược liệu rất đơn giản: Ngâm 1 túi Lá tắm với 0,5-1 lít nước sôi trong 5 phút, sau đó pha thêm nước vừa đủ ấm để tắm cho bé. Không cần tráng lại bằng nước.
– Xem phản hồi khách hàng: TẠI ĐÂY
– Xem thông tin chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY
– Xem điểm bán sản phẩm TẠI ĐÂY
Thắc mắc của bạn