Da trẻ sơ sinh rất non nớt, lớp sừng mỏng, khả năng chống chịu các kích ứng cơ học và hóa học kém, vì vậy nên rất dễ bị tổn thương. Trẻ có thể bị hăm do vệ sinh tã lót không đúng cách, không thay tã kịp thời. Nếu bạn chăm sóc tốt, hăm tã sẽ biến mất sau vài ngày. Ngược lại, nếu điều trị không đúng cách, vùng hăm có thể bị nhiễm trùng nặng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
1. Vì sao bé sơ sinh hay bị hăm tã?
Sau đây là các nguyên nhân phổ biến gây hăm tã ở trẻ:
1. Do trẻ quấn tã quá lâu: Cơ địa của trẻ sơ sinh rất dễ ra mồ hôi, đặc biệt vùng quấn tã lại càng dễ bị ẩm ướt, bí bách do độ ẩm không thể thoát ra bên ngoài. Nếu không được thay tã hay vệ sinh kịp thời, da vùng mông bẹn, vùng kín có thể bị hăm đỏ, khiến bé khó chịu.
2. Do da của trẻ cọ sát với tã: Nếu chất liệu làm tã quá cứng, hoặc đóng bỉm tã quá chặt, da của bé sẽ chịu sự kích thích khi ma sát với tã quá nhiều và dẫn tới hăm.
3. Do kích ứng với các tác nhân hóa học: Một số ít trẻ có thể bị dị ứng với các thành phần trong tã như hương thơm tổng hợp, chất tẩy trắng tã, hoặc đơn giản là dị ứng với nước giặt, nước xả vải.
4. Do việc sử dụng kháng sinh: Nhiều trẻ phải sử dụng kháng sinh trị bệnh trong những tháng đầu đời, kháng sinh tiêu diệt hại khuẩn, nhưng nó cũng làm chết nguồn vi khuẩn có lợi. Vi khuẩn có lợi là yếu tố cần thiết để kiểm soát nấm men. Nếu mất đi sự kiểm soát này, nấm men sẽ không ngừng sinh sôi và phát triển, gây ra hăm và bệnh tưa miệng ở trẻ nhỏ.
5. Do tiêu chảy kéo dài: Nếu trẻ bị tiêu chảy, tính chất phân thay đổi có thể kích ứng da vùng kín của bé gây hăm tã. Một trong những nguyên nhân tiêu chảy phổ biến ở trẻ sơ sinh là do các bé bắt đầu bước vào giai đoạn học ăn dặm, từ tháng thứ 7 – 9, hoặc nếu lạm dụng kháng sinh trẻ cũng có thể bị tiêu chảy.
2. Cách trị hăm tã cho bé
2.1. Thoa dầu dừa
Dầu dừa là một trong những loại kem dưỡng da tự nhiên được nhiều người sử dụng nhất. Dầu dừa được biết đến với đặc tính chống nấm và kháng khuẩn và là biện pháp chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả.
Để chữa hăm tã tại nhà cho bé bằng dầu dừa, bạn có thể làm như sau:
Rửa sạch mông của bé bằng nước ấm và dùng khăn mềm lau khô. Tiếp theo, bạn lấy nửa thìa dầu dừa thoa lên vùng da bị hăm sau khi đã rửa sạch vùng mông cho bé. Dầu dừa cũng có thể điều trị hăm tã do nấm men hiệu quả.
2.2. Sữa chua
Sữa chua nguyên chất không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể nói chung, nó còn có công dụng đẩy lùi hăm tã.
Vì vậy, nếu bé đang bị hăm tã nhẹ, mẹ có thể sử dụng sữa chua nguyên chất không đường, không lạnh bôi một lớp vừa phải lên vùng da phát ban, các nốt sẩn ngứa sẽ biến mất trong vài ngày. Bạn có thể dùng sữa chua giống như cách dùng kem chống hăm tã thoa lên vùng da bị hăm, sau đó mặc tã vào.
2.3. Bột yến mạch
Nghiên cứu cho thấy bột yến mạch có thể làm giảm viêm và kích ứng mà viêm da dị ứng hay các tình trạng viêm da khác gây ra. Bột yến mạch cũng có thể làm giảm cơn đau và ngứa do hăm tã. (Xem nguồn nghiên cứu tại đây)
Để chữa hăm tã tại nhà cho bé bằng bột yến mạch, mẹ có thể làm như sau:
Bạn có thể lấy một thìa bột yến mạch khô và hòa vào nước tắm. Cho trẻ ngồi trong bồn tắm (bế trẻ nếu trẻ còn quá nhỏ và không thể tự giữ thăng bằng) trong vòng 5-10 phút, sau đó vỗ nhẹ cho da khô. Hãy nhẹ nhàng và không chà xát để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Nếu tình trạng hăm tã nghiêm trọng, hãy thử phương pháp này hai lần một ngày để có kết quả tốt nhất.
2.4. Lô hội
Nếu bé bị hăm tã kèm theo tình trạng viêm nhiễm nặng thì bạn nên dùng gel lô hội. Bạn có thể sử dụng gel lô hội tươi để làm dịu cảm giác đau cho bé.
Lô hội có đặc tính chống viêm giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm, lở loét trên da, đồng thời nó còn rất giàu vitamin E có công dụng giống như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên, rất tốt cho làn da nhạy cảm của các bé sơ sinh.
Để chữa hăm tã tại nhà cho bé bằng lô hội, mẹ có thể làm như sau:
Lấy một nhánh lô hội rửa sạch, sau đó tách vỏ chỉ giữ lại phần thịt trong suốt. Thoa phần gel lô hội bên trong lên vùng da bị hăm của bé rồi để da tự khô, có thể bé sẽ thấy ngứa râm ran trong thời gian ngắn, đây là phản ứng tự nhiên không hề ảnh hưởng nghiêm trọng, mẹ chỉ cần chú ý không để bé cào gãi làm xước da, sau vài phút tình trạng này sẽ nhanh biến mất.
2.5. Baking soda
Baking soda giúp cân bằng độ pH và loại bỏ vi khuẩn và nấm không mong muốn trên da em bé. Trộn hai thìa baking soda vào nước ấm và rửa vết mẩn ngứa cho trẻ bằng dung dịch này thường xuyên. Để nó khô trong không khí, và “phương thuốc” này sẽ hoạt động hiệu quả để loại bỏ nhanh tình trạng hăm tã trên da bé.
2.6. Tắm nước lá trầu không
Trầu không rất quen thuộc trong văn hóa, nếp sống của người Việt. Từ xa xưa, các bà các mẹ đã biết lấy lá trầu không đun nước tắm để trị mẩn ngứa, rôm sảy, mụn nhọt cho trẻ nhỏ. Lá trầu không có chứa kháng sinh tự nhiên, đặc biệt là Chavivol thuộc nhóm Phenol có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm rất tốt, vì vậy mẹ hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp dân gian này để trị hăm tã cho bé.
Sau đây là hướng dẫn cụ thể:
- Lấy 10 – 15 lá trầu không, loại bánh tẻ, không quá già, không sâu úa.
- Đem rửa sạch, có thể ngâm qua với nước muối loãng.
- Thả vào nồi, đun sôi cùng 2 lít nước.
- Sau 5 – 10 phút sôi thì tắt bếp.
- Chắt lấy nước lá trầu, loại bỏ bã, sau đó hòa loãng với nước lạnh.
- Tắm nhẹ nhàng cho bé với nước lá này 3 lần/ tuần, để hăm tã nhanh cải thiện.
2.7. Tắm nước lá khế
Cây khế là một loài cây quen thuộc gắn liền với nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Cây khế không chỉ lấy quả để ăn mà còn có thể dùng lá để chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, lá khế tính lạnh, vị chát, có công dụng tốt trong giải độc, tiêu viêm, giảm ngứa, sát trùng, có khả năng làm biến mất các mẩn đỏ trên da do hăm, hay các triệu chứng lở loét, sưng mủ trên da rất hiệu quả.
Hàm lượng vitamin C và các khoáng chất như sắt, kẽm, photpho, magie cũng giúp làm quá trình làm lành vết thương ngoài da nhanh chóng. Tính chống oxy hóa và kháng khuẩn trong loại thảo dược này cũng rất tốt lại an toàn cho da nên được tận dụng trị hăm tã cho trẻ nhỏ.
Hướng dẫn:
- Bước 1: Hái lấy 1 nắm lá khế chua vừa phải, chọn những lá còn tươi xanh, không úa, không quá non hay già cỗi.
- Bước 2: Tuốt sạch gân chính, mẹ chỉ giữ lại lá khế, sau đó ngâm với nước muối rồi rửa lại với vài lần nước cho thật sạch. Mẹ đem lá khế vò bằng tay đều được.
- Bước 3: Chuẩn bị 1 nồi 2 lít nước, đem lá khế bỏ vào và đun sôi. Nước sôi được 5 phút thì tắt bếp rồi để nguội bớt.
- Bước 4: Mẹ đổ nước ra chậu đi qua một lớp vải màn lọc để giữ lại cặn lá, sau đó đưa bé vào tắm, 1 tuần thực hiện 3 lần. Nhớ canh nhiệt độ nước tắm phù hợp cho bé là khoảng 37 – 38 độ C nhé.
Nếu nấu xong, mẹ muốn tắm cho bé ngay có thể hòa loãng với nước mát để bé tắm, nhưng không nên để quá loãng hoặc để nước lá qua đêm, điều này sẽ làm mất tác dụng.
2.8. Tắm lá chè xanh
Trong trà xanh có chứa một số chất sát trùng, sát khuẩn rất tốt cho việc điều trị hăm tã ở trẻ
Đặc biệt chất polyphenol – nguyên nhân gây ra vị chát của trà xanh cúng có tác dụng có chống oxy hóa, diệt khuẩn làm các vết thương nhanh lành. Hàm lượng tanin dồi dào có trong trà xanh cũng đem đến tác dụng giảm đau, giảm ngứa rát và làm cho da khô thoáng hơn.
Các cách chữa hăm cho trẻ tại nhà trên đây vừa đơn giản lại dễ thực hiện, các nguyên liệu cũng rất dễ tìm. Tuy nhiên phụ huynh vẫn cần chú ý một số vấn đề nhằm đảm bảo việc chữa hăm hiệu quả và an toàn nhất cho con.
Hướng dẫn:
- Lấy 100g lá chè xanh tươi, ngâm với nước muối sạch rồi sau đó rửa sạch lại với vài lần nước.
- Vò nát lá rồi cho vào nồi, chế thêm 1 -2 lít nước sạch, đun sôi khoảng 10 phút thì để nguội bớt.
- Bạn có thể để nước nguyên chất hoặc hòa loãng với nước lạnh, canh sao cho nhiệt độ vừa phải. Dùng ngón tay hoặc nhiệt kế để đo nhiệt độ. Ở trẻ sơ sinh, nhiệt độ nước tắm phù hợp là 35 – 38 độ C, trẻ nhỏ có thể 38 – 30 độ C, người lớn tắm nhiệt độ 44 độ C.
- Sau đó, đổ nước vào chậu và đặt bé vào rồi tắm rửa nhẹ nhàng, không chà sát mạnh, không để con cào gãi các nốt mụn.
- Sau khoảng 5 phút tắm là được, không cần tắm tráng, mẹ thấm khô người cho con rồi để con mặc quần áo mỏng, thoáng mát.
- Thực hiện khoảng 2 -3 lần/ tuần tuần để thấy hiệu quả.
Nguyên tắc phòng ngừa và chăm sóc da cho trẻ bị hăm tã
Hăm tã không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa được, và hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều sẽ bị chứng này ít nhất một lần trong những năm tháng thơ ấu. Nhưng mẹ vẫn có thể thực hiện theo những lời khuyên sau để ngăn ngừa tối đa nguy cơ bị hăm tã cho con.
1/ Chọn tã giấy phù hợp với kích cỡ của bé, có kết cấu mềm mại, hút ẩm tốt, thoáng khí tốt, không tái sử dụng lại.
2/ Nếu bé sử dụng tã vải, tránh mặc thêm tã giấy bên ngoài, vì tã bông thường có chất liệu dày và không thoáng khí, nên sẽ làm tăng nhiệt độ và độ ẩm tại vùng kín, thúc đẩy vi sinh vật phát triển, khiến hăm tã thêm trầm trọng.
3/ Thay tã càng sớm càng tốt sau khi bé tiểu tiện, đại tiện. Cần giữ cho mông sạch sẽ, khô ráo, khi cố định tã quanh phần eo bên hông thì không được dán tã quá chặt.
4/ Sau khi bé đại tiện, mẹ nên rửa mông cho bé bằng nước ấm hoặc các sản phẩm vệ sinh trung tính dành cho trẻ em, nên rửa từ trước ra sau để tránh khiến cho vi khuẩn lây lan từ hậu môn tới bộ phận sinh dục của bé. Sau đó, thấm da nhẹ nhàng và để bé mông trần cho da được khô tự nhiên, sau đó mới mặc tã, tránh mặc tã ngay lập tức.
5/ Nếu cần thiết phải sử dụng khăn giấy ướt để lau vùng mông, hãy chọn những loại khăn giấy ướt mềm, không có mùi thơm và không gây kích ứng.
6/ Sau mỗi lần thay tã, thoa vaseline nên vùng da xung quanh bị hăm để tạo thành lớp màng bảo vệ ngăn không cho nước tiểu hoặc phân tiếp xúc trực tiếp với da.
7/ Không sử dụng phấn rôm, vì sự hấp thụ của phấn rôm đặc biệt quanh phần nếp gấp sẽ làm bột vón cục, tăng ma sát với da, làm tình trạng hăm tã nặng hơn.
8/ Nếu trẻ bị hăm tã, hãy chọn 1 – 3 lần mỗi ngày, không quấn tã trong vòng 6 – 10 phút sau khi đi vệ sinh và đặt khăn tã hoặc miếng lau dưới mông để da thoáng khí và khô ráo.
9/ Nếu bé đang dùng thuốc kháng sinh hoặc bị tiêu chảy, cần đặc biệt chú ý đến việc đi tiêu của bé và thay tã thường xuyên để ngăn chặn việc da vùng mông bị kích ứng nhiều.
10/ Nếu tất cả các phương pháp không cải thiện được tình trạng hăm tã, bạn nên cân nhắc đổi sang một nhãn hiệu tã khác, nếu trẻ dùng tã vải, bạn cần cân nhắc đổi sang loại bột giặt khác để giặt.
11/ Khi phát ban đỏ hoặc sẩn không biến mất trong hơn 3 ngày, hoặc mụn nước, mụn mủ xuất hiện trên da mông, mẹ nên đưa bé đi khám để điều trị.
12/ Khi trẻ đang bú mẹ, đồng thời bị tưa miệng và hăm tã thì khả năng cao bé bị hăm do nhiễm nấm men Candida. Để tránh lây nhiễm trầm trọng, mẹ cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để dùng thuốc trị nấm cho bé. Thuốc mỡ trị nấm thông thường, không nên dùng thuốc có steroid để bôi lên vùng da bị hăm tã, để tránh tình trạng hăm tã trở nên trầm trọng hơn.
Kết luận:
Phát ban tã có thể được chữa khỏi với sự trợ giúp của các biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà. Hãy thử áp dụng các hướng dẫn mà Cỏ mềm đã gợi ý ở trên, em bé của bạn sẽ sớm cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng hăm tã nghiêm trọng và không biến mất trong vòng một tuần, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.
Lá tắm dược liệu CỎ MỀM giúp con đánh bay hăm tã, rôm sảy
Không có gì hoàn hảo hơn làn da mịn màng của các em bé sơ sinh, cảm giác được vuốt ve làn da mềm mại của con quả thực thích thú vô cùng.
Thế nhưng, làn da ấy lại rất mỏng manh, nhạy cảm, dễ bị tác động bởi các yếu tố kích ứng từ môi trường và các sản phẩm mà mẹ sử dụng cho bé. Mặc dù có thể mẹ đã chăm sóc em bé rất kỹ lưỡng nhưng cũng khó tránh khỏi tình trạng hăm tã, rôm sảy.
Vậy đâu là bí quyết để giúp mẹ “gạt bay” nỗi lo này?
Thấu hiểu được mong muốn của mẹ, Cỏ mềm đã nghiên cứu các công thức lá tắm dân gian và cho ra đời sản phẩm Lá tắm dược liệu Cỏ mềm, với thành phần thuần tự nhiên, lành tính, 100% nguyên liệu là các loại thảo dược Việt như Sài đất, Kim ngân, Hương nhu, Ké đầu ngựa, Trà xanh, Hạt mùi, Tinh dầu Tràm gió, Tinh dầu Khuynh diệp…
Các thành phần trong túi lá tắm được phối hợp theo tỷ lệ khoa học giúp bé giảm nhanh tình trạng mẩn ngứa, rôm sảy. Các loại thảo dược có chứa kháng sinh tự nhiên, sẽ giúp làm lành nhanh các tổn thương trên da bé do rôm sảy, hăm tã, trả lại cho em bé bờ mông trần nhẵn mịn.
Thực ra, mẹ hoàn toàn có thể tự tay sơ chế và nấu cho bé một nồi nước tắm ưng ý, thế nhưng mẹ cũng bận rộn vô cùng, nên quỹ thời gian chẳng còn nhiều.
Vì vậy, Cỏ đã giúp mẹ tiết kiệm thời gian hơn bằng cách tạo ra các túi lọc thảo dược. Chỉ cần 5 phút là mẹ sẽ có ngay chậu nước tắm thơm ấm cho bé mà không mất công đun nấu lọ mọ. Bé sẽ không phải “chịu đựng” sữa tắm hóa học gắn mác “baby” nhưng đầy hương liệu và chất bảo quản độc hại.
Ngoài những thành phần kháng khuẩn tự nhiên từ trà xanh, sài đất, kim ngân, hương nhu, sản phẩm còn có thêm tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu tràm gió giúp giữ ấm da cho bé, rất thích hợp vào mùa lạnh, giúp phòng ngừa mạo cảm, xua đuổi côn trùng.
Lá tắm dược liệu Cỏ mềm – cho bé khỏe mạnh, cho mẹ thảnh thơi!
Mẹ có thể xem chi tiết thông tin về sản phẩm TẠI ĐÂY
Thắc mắc của bạn