Cỏ Mềm trồng 2ha rừng đầu nguồn, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại Sơn La

Cập nhật gần nhất 21:24, 16/09/2024
Mục lục

Thấm nhuần và làm theo lời dạy của Bác “vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, 7.2024, Cỏ Mềm đã thực hiện thành công dự án Rừng An Lành, trồng 2ha rừng đầu nguồn giữ nước, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu với đời sống người dân tỉnh Sơn La.

“Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”

Những năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng trở nên trầm trọng hơn trên toàn cầu, trở thành một vấn đề nóng mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai, vận mệnh của loài người. 

Việt Nam, quốc gia nằm bên bờ biển Đông, được đánh giá là một trong những nơi chịu tác động mạnh mẽ nhất từ hiện tượng biến đổi khí hậu. Có lẽ vì thế mà lời dạy của Bác Hồ năm xưa: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” lại càng trở nên đúng đắn và ý nghĩa với tình hình thời cuộc hơn bao giờ hết.

Trồng cây gây rừng là một trong những giải pháp quan trọng để ngăn chặn thảm họa từ biến đổi khí hậu

Thấm nhuần và làm theo lời dạy đó, Mỹ phẩm Thiên nhiên Cỏ Mềm không chỉ quyết tâm hơn nữa trên hành trình lan tỏa những sản phẩm xanh, bền vững cho cuộc sống con người, mà còn tham gia sâu hơn nữa, vào các hoạt động chung tay giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên quy mô lớn.

Năm 2022, Cỏ Mềm khởi động giai đoạn 1 của dự án Rừng An Lành by Cỏ Mềm 2022, thành công với chiến dịch “Trồng rừng giữ nước”, trồng 2ha rừng phủ xanh núi đá, góp phần kiến tạo thêm màu xanh, giữ lại nguồn nước cho Ninh Thuận - tỉnh khô cạn bậc nhất cả nước, để người dân nơi đây có đủ nước cho sinh hoạt và canh tác. Chiến dịch này được triển khai từ tháng 10 - 12/2022, với mật độ 1000 cây/ha. Năm 2023, sau gần một năm triển khai trồng rừng, theo báo cáo, 2ha rừng do Cỏ Mềm trồng đã cho tỉ lệ số cây sống sót, sinh trưởng và phát triển tốt lên đến 93,6%, vững chãi trước thiên nhiên.

Một góc rừng giữ nước tại tỉnh Ninh Thuận do Cỏ Mềm hỗ trợ trồng và chăm sóc năm 2022

Năm 2024, với mục tiêu hỗ trợ hỗ trợ cộng đồng phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp gắn liền với bảo vệ phát triển rừng, giúp nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương, Cỏ Mềm chính thức khởi động dự án Rừng An Lành by Cỏ Mềm giai đoạn 2 - kết hợp với chính quyền địa phương, trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) và bà con địa phương, trồng 2ha rừng đầu nguồn giữ nước tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. 

Dự án “Rừng An Lành by Cỏ Mềm”

Địa bàn triển khai dự án của Cỏ Mềm năm nay cụ thể là xã Chiềng La, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đang xảy ra hiện tượng suy giảm diện tích rừng và độ che phủ rừng nguy cấp, do sức ép của sản xuất nông nghiệp. Thời gian gần đây, Chiềng La cũng chịu nhiều tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan như mưa đá, lũ quét, hạn hán kéo dài,... gây thiệt hại cho mùa màng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân. Đỉnh điểm là mùa khô năm 2023, tình trạng hạn hán dài ngày xảy ra, khi xã có trên 6 tháng liên tiếp nắng nóng không có mưa, khiến các hộ dân sống chật vật, không đủ nước cho sinh hoạt và canh tác.

Đồi trọc, sạt lở đất do rừng đầu nguồn bị khai thác quá mức

Được biết, khác với chiến dịch trồng rừng trước đó, Rừng An Lành by Cỏ Mềm giai đoạn 2 đã có sự tham gia sâu hơn của các đơn vị, tổ chức liên quan, từ đó, thúc đẩy sự bền vững và lan tỏa chiến dịch tới đông đảo cộng đồng, xã hội. 

Trong đó, chính quyền địa phương đóng vai trò là đơn vị điều hướng chiến lược, phối hợp chặt chẽ tổ chức dự án. Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững - NGO hoạt động với mục tiêu thúc đẩy các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ họ cải thiện chất lượng cuộc sống và quản lý nguồn lực một cách bền vững, đóng vai trò chuyên môn, bảo trợ kỹ thuật và kết nối các bên cùng hành động. Cỏ Mềm đóng vai trò là đơn vị khởi xướng, đồng thời là nhà tài trợ, cung cấp nguồn lực, vật lực, tài lực cho dự án, sở hữu tinh thần và sứ mệnh cao cả với con người và thiên nhiên, sẵn sàng hành động và lăn xả vì mục tiêu phát triển bền vững. Cuối cùng là bà con nhân dân địa phương, những người trực tiếp hưởng thụ, thực hiện và nối dài dự án trong tương lai. 

Cán bộ dự án Rừng An Lành tập huấn, đào tạo kiến thức kỹ thuật cho bà con địa phương 

Dự án Rừng An Lành được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là chuỗi hoạt động tập huấn - đào tạo kiến thức, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng cho người dân bản địa. Giai đoạn 2 là triển khai trồng và làm giàu 2ha rừng đầu nguồn để bảo vệ nguồn nước, kết hợp chăm sóc, bảo vệ rừng theo đúng quy trình kỹ thuật và bàn giao lại cho chính quyền địa phương cùng người dân quản lý sau 5 năm.

Mô hình dự án Rừng An Lành của Cỏ Mềm tập trung sâu vào việc xây dựng năng lực và ý thức bảo vệ rừng từ gốc rễ, tức là từ chính cộng đồng bản địa. Bởi Cỏ Mềm hiểu rằng, khi cộng đồng hiểu rõ và có khả năng tự quản lý, tài nguyên rừng và hệ sinh thái sẽ được bảo vệ một cách bền vững và lâu dài cho thế hệ tương lai. 

Các thành viên của dự án Rừng An Lành trồng rừng giữ nước tại Chiềng La

Được biết, câu chuyện ý nghĩa và những hình ảnh truyền cảm hứng về lối sống xanh, chúng tay bảo vệ rừng và Trái Đất của dự án Rừng An Lành, hiện đã và đang được Cỏ Mềm lan tỏa tới đông đảo cộng đồng, xã hội. 

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thông tin về chiến dịch này qua fanpage của Cỏ Mềm theo địa chỉ: https://www.facebook.com/comemhomelab