"Hướng dẫn" Bao sái ban thờ đón tài lộc, may mắn 2023

Cập nhật gần nhất 12:09, 20/04/2024
Mục lục

Một năm cũ sắp qua, chào đón một năm mới sắp đến. Đây là thời điểm mà mọi nhà đều tiến hành bao sái bàn thờ nhằm đón tài rước lộc cho một năm mới đầy may mắn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bao sái ban thờ. Chính vì vậy, đừng bỏ lỡ những chia sẻ vô cùng bổ ích sau đây nhé.

bao sái ban thờ

Bao sái bàn thờ là gì?

Theo cách gọi của nhà Phật thì bao sái chính là việc vệ sinh bát hương. Đây là công việc rất quan trọng cần làm khi một năm sắp kết thúc. Bao sái bàn thờ là chỉ chung cho việc vệ sinh toàn bộ bàn thờ. Công việc này thường được tiến hành vào ngày cúng ông Công, ông Táo, tức ngày 23 tháng chạp hàng năm.

bao sái bàn thờ
Việc bao sái cho ban thờ thường được tiến hành dịp cuối năm để đón năm mới

Thực tế thì vào mùng 1 và ngày rằm hàng tháng, bên cạnh việc thắp hương hoa quả khấn cầu để tưởng nhớ gia tiên thì mọi người đều sẽ tiến hành việc dọn dẹp, lau dọn ban thờ. Nhưng bao sái bàn thờ cuối năm lại mang ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều. Việc lau dọn, rút tỉa chân nhanh cho án thờ khang trang là một cách để thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên.

Cách bao sái ban thờ chuẩn, tốt nhất

Bao sái cuối năm sẽ tỉ mỉ hơn việc lau dọn bàn thờ hàng ngày rất nhiều. Bạn có thể tham khảo các bước sau:

Chuẩn bị dụng cụ

lau dọn bàn thờ
Dùng chổi chuyên quét ban thờ

Để tiến hành bao sái cho ban thờ, chúng ta cần chuẩn bị một số dụng cụ như sau:

  • Bàn cao, rộng được phủ vải đỏ hoặc giấy đỏ để đặt những vật phẩm thờ cúng xuống. Không nên tiến hành lau vật phẩm thờ phụng trực tiếp trên bàn thờ.

  • Mâm đồng. Nếu không có bàn thì có thể đặt các đồ vật trên ban thờ vào mâm đồng.

  • Chậu sạch mới hoặc chậu chuyên đựng nước bao sái ban thờ.

  • Khăn mới, sạch dùng để lau ban thờ và đồ thờ. Một khăn chuyên để lau ướt còn một khăn lau khô lại. 

  • Chổi quét ban thờ.

  • Hương, đồ lễ thắp hương

Nước bao sái

Trong số dụng cụ cần chuẩn bị thì nước lau bàn thờ là quan trọng nhất. Quan niệm xưa cho rằng sử dụng những loại nước bao sái chuyên dụng thì tổ tiên sẽ phù hộ, ban phước lành cho gia chủ. Có nhiều loại nước bao sái khác nhau, phổ biến nhất là:

Nước chưng cất mùi già bao sái ban thờ

Nước ngũ vị hương

Nước ngũ vị hương được làm từ các loại dược liệu. Vì vậy, đây được xem là loại nước bao sái tốt nhất cho việc lau dọn bàn thờ ngày tết.

Trong nước sẽ có chứa 5 loại hương liệu khác nhau gồm đinh hương, quế, hồi, bạch đàn và gỗ vang. Theo quan niệm dân gian, những loại thảo mộc này có công dụng xua đuổi tà khí. Không những thế, mùi hương của nước ngũ vị cũng rất dễ chịu, giúp xua đuổi côn trùng hiệu quả.

cách bao sái ban thờ
Nước ngũ vị hương để lau ban thờ

Cách tiến hành rất đơn giản, bạn cần đun sôi khoảng 1.5 lít nước lọc. Sau đó cho 5 loại dược liệu vào nấu khoảng 3 - 5 phút là được. Nếu muốn hương thơm lưu lâu hơn, bạn có thể đun lâu hơn hoặc cho nhiều thảo mộc hơn.

Nước rượu pha gừng

Rượu và gừng có tính ấm, có khả năng khử mùi hiệu quả. Bạn chỉ cần đập 1 - 2 củ gừng rồi cho vào rượu là đã có ngay hỗn hợp nước lau bàn thờ đúng chuẩn. Lau bàn thờ bằng nước bao sái này giúp tẩy sạch những vết bẩn bám lâu ngày trên ban thờ.

Không những vậy, dùng loại nước lau ban thờ còn giúp hút tài lộc, rước may mắn vì theo quan niệm dân gian, rượu và gừng có thể xua đuổi tà ma, vận rủi và mang đến tài lộc, may mắn cho gia đình bạn.

Nước ấm

Nếu không có thời gian để chuẩn bị các loại nước bao sái kể trên thì nước ấm là giải pháp thay thế tốt nhất. Nước ấm giúp loại bỏ mảng bám trên ban thờ và các vật dụng dễ dàng. Bạn chỉ cần đun sôi nước, để nguội bớt rồi dùng khăn nhúng nước để lau dọn.

Thứ tự khi lau ban thờ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thì chúng ta sẽ tiến hành lau dọn bàn thờ.

lau dọn bàn thờ cuối năm
Tiến hành các bước tuần tự
  • Đầu tiên gia chủ cần thắp hương để xin phép được dọn đồ thờ. Đợi đến khi hương tàn thì bắt đầu bao sái và lau dọn.

  • Hạ tất cả các đồ trên bàn thờ xuống chiếc bàn cao hoặc mâm đồng đã chuẩn bị và bắt đầu lau dọn.

  • Với những gia đình có bàn thờ Phật, Bồ Tát thì cần lau dọn trước rồi mới lau dọn ban thờ gia tiên. Tuyệt đối không tiến hành lau dọn bàn thờ gia tiên trước ban thờ Phật vì điều này là bất kính. Khi thực hiện, nên dùng khăn ẩm thấm nước bao sái đã chuẩn bị để lau tượng theo thứ tự: Lau mặt tượng, lau đầu, lau cổ rồi lau dần xuống dưới chân.

  • Với gia đình không thờ Phật thì gia chủ sẽ lau bài vị đầu tiên, sau đó mới đến bát hương và các đồ vật khác.

  • Dùng 2 tay để rút tỉa từng chân hương một cho đến khi bát hương còn lại 3 chân hương. Lấy thìa để xúc bớt phần tro nếu bát hương quá đầy. Sau đó vun lại phần tro cát ở trong bát hương cho gọn gàng.

cách bao sái ban thờ cuối năm
Rút từng ít chân hương chứ không đổ cả bát hương một lúc
  • Dùng nước bao sái thấm khăn ẩm để lần lượt lau sạch từng đồ thờ, sau đó lau lại bằng khăn khô.

  • Trong thời gian chờ các đồ thờ khô thì tiến hành lau sạch toàn bộ bàn thờ. 

  • Sau khi các đồ vật đã khô thì xếp lại đúng vị trí cũ. Thắp một tuần hương và bày đồ lễ lên là được.

  • Về phần chân nhang, bùa chú, cành vàng, lá ngọc,... của năm cũ thì hóa hết. Phần tro thì đem bón cây hoặc thả xuống dòng nước.

Cách bao sái ban thờ Thần Tài cũng thực hiện tương tự như trên.

Những món quà, lời chúc tết không thể bỏ qua:

- 27+ Quà tất niên cho nhân viên, đối tác sang trọng #số 1

- 1001+ Lời chúc Tết cho sếp "chất nhất" gây sốt MXH hiện nay

Chọn ngày bao sái ban thờ

bao sái ban thờ ngày nào
Nhiều gia đình thường bao sái ngày 23 để còn làm lễ tiễn Ông Công, Ông Táo

Có không ít người thắc mắc bao sái ban thờ ngày nào, lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày 23?,... 

Theo phong tục từ xưa của người Việt, việc lau chùi ban thờ, tỉa chân hương thường được diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp cuối năm. Năm nay ngày 23 tháng Chạp vào ngày 14/01/2023. 

Khung giờ tốt đẹp để thực hiện tỉa chân nhang là từ 6h – 11h và 13h – 17h. Tuy nhiên, mỗi địa phương lại có một phong tục riêng. Ở nhiều nơi, thời gian bao sái có thể diễn ra trong những ngày lẻ của tháng Chạp, trừ ngày 17 và ngày 29.

Lau dọn bàn thờ có cần làm lễ không?

Tùy từng gia đình mà việc lau dọn bàn thờ có thể làm lễ hay không. Trước khi bao sái, nhiều gia đình sẽ chuẩn bị ít hoa tươi, một đĩa trái cây, rồi thắp hương khấn tổ tiên, thông báo cho cho ông bà tổ tiên biết rằng ngày hôm nay gia đình sẽ tiến hành lau dọn bàn thờ. Một số gia đình nếu không chuẩn bị kịp thì chỉ cần thành kính thắp hương để thông báo. Sau đó chờ cho hương cháy hết thì bắt đầu công việc.

bao sái bàn thờ là gì
Khi dọn ban thờ nên thắp hương báo cáo tổ tiên

9+ Kiêng kỵ khi bao sái ban thờ

Trong quá trình bao sái cho ban thờ, gia chủ cần kiêng kỵ một số điều sau đây để gia tiên phù hộ năm mới bình an, tài lộc, may mắn:

  • Trong quá trình dọn dẹp bàn thờ, tuyệt đối không di chuyển vị trí tôn tượng Thần Tài Thổ Địa và các bát hương. Nếu di chuyển bát hương quá nhiều sẽ dễ chuyển sang hướng xấu, mang xui xẻo cho gia chủ. 

  • Không nên lau dọn ban thờ bằng rượu với những gia đình có ban thờ Phật ở trên ban gia tiên. 

  • Khi lau dọn ban thờ, tránh để ánh sáng dương quang mặt trời trực tiếp chiếu rọi vào ban thờ, bát hương. Gia chủ nên bật đèn điện chứ không mở toang cửa phòng thờ hay cửa sổ.

  • Khi bao sái ban thờ, nên dùng thìa nhỏ để múc tro, cát từ từ ra chứ không nên úp đổ thẳng bát hương xuống. Như vậy dễ gây “tán tài” và bất ổn.

  • Tuyệt đối không lau chùi bài vị của tổ tiên trước bài vị của Thần Phật. Bởi người xưa quan niệm đó Ɩà bất kính, mạo phạm tới Thần Phật.

  • Tuyệt đối không được vứt phần chân hương cũ hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hay những nơi ô uế.

  • Không dùng đồ không sạch sẽ để lau dọn ban thờ. Nên có bộ đồ chuyên dụng để lau chùi ban thờ.

  • Không để các đồ thờ cúng sai vị trí. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài lộc và may mắn của gia đình. 

  • Tuyệt đối không lau rửa ban thờ bằng nước lạnh. Nên dùng nước bao sái hoặc nước ấm.

lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày 23
Lau ban thờ lưu ý những điều kiêng kỵ

Một số câu hỏi thường gặp ngày tết:

- Mùng 1 Tết có nên tắm không? Tục lệ tắm lá mùi ngày Tết?

Đến tháng có được lau dọn bàn thờ không?

Ban thờ là nơi rất linh thiêng, cho nên không nên lau dọn bàn thờ nếu như bạn đang đến kỳ kinh nguyệt. Quan niệm xưa cho rằng người phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt là không sạch sẽ. Người lau dọn ban thờ nên tắm rửa trước khi bao sái, giữ cho thân thanh tịnh, thay quần áo dài tinh tươm là tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin tổng hợp về bao sái ban thờ. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết được nên nên lau dọn bàn thờ vào ngày nào và nắm được quy trình thực hiện chuẩn nhất. Hãy chuẩn bị chu đáo mọi thứ để chào đón năm mới Quý Mão sắp tới thôi nào.