Bé Bị Nổi Mẩn Ngứa Tắm Lá Gì? Gợi Ý Các Loại Lá Tắm Khi Bé Bị Mẩn Ngứa

Cập nhật gần nhất 15:30, 19/09/2024
Mục lục

Mẩn ngứa là tình trạng khá thường gặp ở trẻ nhỏ, ngoài việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ, các mẹ thường tìm đến phương pháp dân gian. Trong đó, tắm lá là một giải pháp được nhiều người tin tưởng. Tắm lá không chỉ giúp làm dịu da, giảm ngứa mà còn mang lại cảm giác dễ chịu, thư giãn cho bé. Nếu ba mẹ đang quan tâm đến vấn đề bé bị nổi mẩn ngứa tắm lá gì thì hãy cùng tham khảo một số gợi ý về loại lá được nhà Cỏ tổng hợp sau đây.

bé bị nổi mẩn ngứa tắm lá gì

Nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn ngứa

Trước khi hiểu về việc trẻ nổi mẩn ngứa tắm lá gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao các bé hay bị nổi mẩn ngứa. Điều này giúp ba mẹ có được những biện pháp để chăm sóc da phù hợp cho trẻ.

Làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất mỏng manh, nhạy cảm, thường dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Vì thế trẻ dễ nổi rôm sảy, hăm tã, mẩn ngứa khó chịu, đặc biệt là trong những ngày nóng bức.

Sau đây là một số nguyên nhân khiến trẻ thường bị mẩn ngứa: 

  • Do di truyền, một số căn bệnh gây ngứa da, nổi mẩn ngứa như bệnh mề đay, viêm da cơ địa, hoặc bệnh dị ứng da,...

  • Trẻ có thể bị nổi mẩn ngứa do bị dị ứng với thức ăn, với trẻ bú mẹ là do trẻ bị dị ứng với thực phẩm mà mẹ ăn. Điều này dẫn đến tình trạng phát ban nổi mẩn ngứa.

  • Do côn trùng đốt, độc tố của một số loại côn trùng có thể gây nên tình trạng sốc phản vệ rất nguy hiểm. 

  • Dị ứng thời tiết, thời tiết thay đổi đột ngột là nguyên nhân gây dị ứng, khiến trẻ em bị ngứa da.

  • Dị ứng phấn hoa, dị ứng bụi cũng có thể gây dị ứng da, khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa. 

  • Mặc quần áo hay mặc tã quá chật cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mẩn ngứa ở trẻ.

bé bị nổi mẩn ngứa tắm lá gì

Việc hiểu rõ nguyên nhân bé bị nổi mẩn ngứa rất quan trọng để ba mẹ có phương pháp chăm sóc bé yêu phù hợp. Cụ thể trẻ nổi mẩn ngứa tắm lá gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung tiếp theo.

Gợi ý một số loại lá tắm cho bé bị mẩn ngứa

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì? Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo để tắm cho bé yêu:

Lá trầu không

Nếu phụ huynh đang băn khoăn bé bị mẩn ngứa tắm lá gì thì lá trầu không chính là một trong những gợi ý mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua. Lá trầu không là loại lá tắm trị ngứa cho trẻ sơ sinh rất được ưa chuộng hiện nay. 

Lá trầu không chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, sát trùng. Vì thế nên loại lá này rất thích hợp để điều trị các vấn đề hăm tã, rôm sảy, giảm ngứa, chữa lành các vết xước da.

Ngoài ra, mùi hương của lá trầu không còn khá dễ chịu, giúp bé dễ ngủ, thư giãn.

bé bị nổi mẩn ngứa tắm lá gì

Hướng dẫn tắm lá trầu không đúng cách để trị mẩn ngứa:

  • Bước 1: Bạn cần rửa sạch lá trầu không và để ráo. 

  • Bước 2: Vò nát lá trầu không

  • Bước 3: Cho lá trầu không vào nồi, thêm nước và đun sôi.

  • Bước 4: Tắt bếp, pha thêm nước để đảm bảo nước tắm cho bé đủ ấm và tắm cho bé.

Lưu ý: Nhiệt độ phù hợp để tắm cho bé là 38- 40 độ C.

Lá chè xanh

Nếu mẹ đang thắc mắc bé bị ngứa tắm lá gì hiệu quả thì đừng bỏ qua lá chè xanh. Lá chè xanh là loại lá tắm an toàn, phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ. Lá chè xanh cũng có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp sát khuẩn, làm sạch da, giảm tình trạng mẩn ngứa rõ rệt.

bé bị nổi mẩn ngứa tắm lá gì

Ngoài ra loại lá này còn chứa vitamin (vitamin A, B, C) có tác dụng làm sạch, tăng đề kháng để nuôi dưỡng da thêm mịn màng.

Cách tắm lá chè xanh chuẩn cho bé:

  • Bước 1: Chọn lá chè xanh tươi, không héo hay dập úa.

  • Bước 2: Rửa sạch lá chè, cho vào nồi và đun sôi để tinh chất tiết ra

  • Bước 3: Pha nước lá chè xanh với nước nguội để tắm cho bé.

Lưu ý: Tránh tắm lá chè xanh cho bé mỗi ngày, chỉ cần tắm 3 lần/tuần sẽ cải thiện được vấn đề.

Lá khế

Lá khế là một câu trả lời hoàn hảo cho vấn đề trẻ em bị mẩn ngứa tắm lá gì? Theo dân gian, lá khế thường được dùng để trị rôm sảy, mẩn ngứa, dị ứng da ở trẻ nhỏ.

Các nghiên cứu cũng cho thấy trong lá khế có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa nhằm ức chế vi khuẩn gây hại, giảm bớt tình trạng kích ứng da.

Vì thế tắm lá khế cho bé là cách giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy trên da trẻ hiệu quả, cũng như giúp làn da của bé thêm phần mịn màng hơn.

bé bị nổi mẩn ngứa tắm lá gì

Cách làm nước lá khế để tắm cho bé:

  • Bước 1: Rửa sạch lá khế 

  • Bước 2: Xay hoặc giã nát lá khế với muối hạt to.

  • Bước 4: Lọc lấy nước, sau đó cho vào chậu tắm của trẻ và tắm cho con.

Chú ý: Chọn lá khế không quá già, cũng không quá non, chú ý rửa sạch lá khế, bởi lá khế có nhiều trứng sâu nằm ở mặt dưới lá. Không nên cho bé tắm nước lá khế quá thường xuyên sẽ khiến xỉn màu da của con.

Lá tía tô

Trẻ em bị ngứa tắm lá gì? Hãy dùng lá tía tô, lá tía tô không chỉ đơn thuần là rau gia vị mà còn mang đến nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Việc tắm lá tía tô sẽ giúp loại bỏ vi trùng, kháng khuẩn, chống dị ứng và cải thiện các vấn đề về da như rôm sảy, nấm da, mẩn đỏ, chàm,...Lá tía tô còn có tác dụng giải nhiệt, làm mát da rất tốt. 

bé bị nổi mẩn ngứa tắm lá gì

Sau đây là cách tắm lá tía tô cho bé:

  • Bước 1: Rửa sạch lá tía tô.

  • Bước 2: Cho vào cối, giã nát

  • Bước 3: Lọc lấy phần nước, sau đó chấm lên vùng da bị ngứa, rôm sảy.

  • Bước 4: Đợi 15 phút thì tắm lại sạch sẽ cho bé.

Cỏ mần trầu

Trẻ bị mẩn ngứa khắp người tắm lá gì? Cỏ mần trầu được xem là cây thuốc Nam, loại cỏ này có đặc điểm hơi đắng, tính mát, vị ngọt. Chúng có tác dụng hành huyết, bổ huyết, thanh nhiệt giải độc, mát gan. 

Cỏ mần trầu dùng trong Y Học Cổ Truyền với công dụng chữa chướng bụng, sốt rét, phong thấp, huyết áp cao,...

Đặc biệt cỏ mần trầu được biết đến là loại lá tắm trị mẩn ngứa, rôm sảy hiệu quả cho bé.
bé bị nổi mẩn ngứa tắm lá gì

Lá cây dền gai

Bé bị nổi mẩn ngứa tắm lá gì? Dền gai là vị thuốc Nam có vị ngọt nhạt, tính lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, táo bón, điều kinh,.. Cả lá, thân, rễ, hạt của loại cây này đều dùng để làm thuốc.

Nấu nước tắm với lá dền gai giúp giảm sưng, ngứa, nhờ đó mà da bé luôn được mềm mại, mịn màng hơn. 

bé bị nổi mẩn ngứa tắm lá gì

Cỏ nhọ nồi

Bé bị nổi mẩn ngứa tắm lá gì? Và cỏ nhọ nồi chính là một trong những lựa chọn tuyệt vời mà ba mẹ không nên bỏ qua. Cỏ nhọ nồi có vị chua, tính hàn, vì thế theo kinh nghiệm dân gian, cỏ nhọ nồi có tác dụng trị ngứa cho trẻ hiệu quả. Đồng thời, loại cây này còn có tác dụng cầm máu, ích âm, bổ thận, giảm các chứng huyết nhiệt, sốt cao, mẩn ngứa, chảy máu cam,...

Nếu bé bị côn trùng cắn, muỗi đốt hay bệnh lý về da có thể cho bé tắm với nước lá nhọ nồi sẽ mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời.

bé bị nổi mẩn ngứa tắm lá gì

Những lưu ý khi sử dụng lá tắm khi bé bị mẩn ngứa

Với những gợi ý trên đây hy vọng ba mẹ đã trả lời được cho câu hỏi bé bị nổi mẩn ngứa tắm lá gì? Mặc dù các loại lá này giúp mang lại hiệu quả trị ngứa cao nhưng các bậc phụ huynh vẫn nên thật cẩn trọng như sau:

  • Khi phát hiện trẻ bị nổi mẩn ngứa, khó chịu ba mẹ nên đưa bé đi khám để được kiểm tra nguyên nhân để có phương pháp trị dễ dàng và nhanh chóng.

  • Khi tắm lá cho bé cần chú ý rửa sạch sẽ để loại bỏ hết bụi bẩn, côn trùng bán trên lá. 

  • Nên chọn loại lá sạch, không dùng thuốc bảo vệ thực vật và nên ngâm lá trong nước muối loãng.

  • Chú ý pha nước tắm cho bé với nước ấm 37 độ C.

  • Nên tắm sạch lại với nước sạch để loại bỏ bột lá có thể còn sót lại trên da trẻ.

  • Trước khi tắm lá cho bé bạn nên thử trước trên vùng da nhỏ để kiểm tra dị ứng. Ngưng sử dụng nếu da bé có bất thường.

  • Chọn những lá sạch, không nhiễm hóa chất

  • Không tắm lá quá lâu để tránh gây khô da.

  • Không tắm lá cho bé đối với những vùng có vết thương hở để tránh gây nguy cơ bị nhiễm trùng.

  • Tắm lá chỉ là phương pháp hỗ trợ giảm ngứa, không thể thay thế cho việc điều trị y khoa.

  • Chú ý vệ sinh cho bé thường thường xuyên, thường xuyên thay quần áo sạch sẽ và tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

bé bị nổi mẩn ngứa tắm lá gì

 

Qua đây chúng ta đã trả lời được cho câu hỏi bé bị nổi mẩn ngứa tắm lá gì tốt nhất. Tắm lá là một phương pháp dân gian hiệu quả, giúp giảm ngứa, dịu da và sát khuẩn cho bé. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần lựa chọn loại lá phù hợp, kiểm tra dị ứng và lưu ý những điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho bé. Nếu bé bị nổi mẩn ngứa, nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.