Nước tắm cho trẻ sơ sinh, chăm sóc bé #số 1 "cẩm nang a-z"

Cập nhật gần nhất 08:27, 23/11/2024
Mục lục

Bạn đang chuẩn bị làm mẹ, vừa hạnh phúc lại lo lắng bội phần. Bạn đang cần lắm những kiến thức bổ ích để chăm sóc bé nhất là vấn đề tắm rửa hằng ngày. Vậy hãy để Cỏ Mềm tư vấn tất cả những điều mẹ cần biết về nước tắm cho trẻ sơ sinh nhé!

tam-la-tra-xanh-de-tri-mun-nhot-rom-say Hình ảnh minh họa

Tắm cho bé sơ sinh bằng nước gì là tốt nhất đây?

Để da dẻ của bé trắng trẻo, hết rôm mụn không ít bà mẹ cho bé tắm bằng bia, nước dừa hay nước chanh ngay từ những ngày đầu. Thế nhưng sự thực chúng lại không tốt như mẹ nghĩ.

  • Nước dừa chứa nhiều đường và chất béo không hề có tác dụng làm trắng da, tẩy sạch lông.
  • Đường là môi trường ưa thích của vi khuẩn và côn trùng, chúng có thể xâm nhập và khiến bé bị nhiễm khuẩn trên da.
  • Chẳng những vậy, nước chanh còn có nhiều axit Citric có thể bào mòn và khiến da của bé bị kích ứng bởi làn da mỏng manh chưa đủ sức chịu đựng.

Vậy thì chắc là cho con tắm lá rồi? Nào là trầu không, chè xanh, lá tía tô, lá khế...các bà, các u mình toàn dạy thế mà. Thấy bảo tắm thì con sạch da, mát thịt hết rôm mụn. Tắm lá tốt nhưng không phải lúc nào mẹ cũng nên cho con tắm lá đâu nhé.

Khi con khỏe mạnh bình thường, hằng ngày mẹ chỉ cần đun sôi nước sạch và để ấm rồi tắm cho bé là đủ.

Lưu ý: Với bé sơ sinh chưa rụng rốn hoặc từ 0 đến 6 tháng tuổi, chưa cần thiết phải sử dụng sữa tắm cho bé. Khi bé lớn hơn, mẹ có thể chọn lựa những loại sữa tắm có nồng độ pH phù hợp đảm bảo dịu nhẹ và an toàn với bé sơ sinh để sử dụng.

Dưới đây, Cỏ sẽ liệt kê thêm một vài loại lá tắm hữu dụng để trị mụn nhọt, rôm sảy ngày hè cho bé. Nhưng các mẹ cần nhớ rằng chỉ nấu nước này khi con bị mụn rôm nhẹ thôi nhé, chớ nên sử dụng khi mụn đã viêm nhiễm nặng. Ngoài ra, chúng ta cần hết sức lưu ý khi chọn mua lá ngoài chợ và sơ chế tại nhà sạch sẽ để loại trừ sâu bệnh và tránh được thuốc bảo vệ thực vật gây hại cho con.

cay-sai-dat-de-tam-cho-be

Cây sài đất

Tắm lá sài đất: Cây sài đất có công dụng hàng đầu trong việc điều trị các nốt rôm sảy, mụn nhọt do ban nhiệt. Thế nhưng, hơi khó để các mẹ có thể tìm mua được loại lá này ngoài chợ. Vì cây sài đất chủ yếu mọc ở các vùng miền quê, nông thôn. Do đó nếu muốn có lá phải nhờ người quen mua giúp hoặc mua tại các vườn cây thuốc.

Tắm lá chè xanh: lá chè xanh cũng có tác dụng diệt khuẩn rất tốt nhờ thành phần EGCG, nên thường được dùng để nấu nước lá tắm trị ghẻ lở, mẩn ngứa, mụn nhọt không chỉ là người lớn mà cả ở trẻ em. Loại lá này rất dễ tìm kiếm, chỉ cần chạy ù ra ngoài chợ 5 phút là mua được rồi, nhưng mẹ nhớ chọn lựa kỹ lưỡng lá nhé. Không cần lá quá to hay già, tránh lá sâu bệnh, lấy lá xanh gần búp là tốt nhất.

Tắm khổ qua: cũng có tác dụng tốt trong việc tắm để trị rôm sảy, mụn nhọt của bé. Nhiều mẹ chia sẻ kinh nghiệm trị rôm sảy khuyên rằng nếu mua được hay chọn mua khổ qua rừng vì tác dụng hơn hẳn.

Nhiệt độ nước tắm phù hợp cho bé sơ sinh

nuoc-tam-cho-tre-so-sinh Mẹ nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước tắm an toàn cho bé

Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm, lỗ chân lông còn chưa hoàn thiện. Do đó chỉ cần nhiệt độ của nước hơi nóng bé cũng dễ bị ban đỏ, bỏng rát hoặc quá lạnh thì dễ bị cảm lạnh.

  • Với trẻ sơ sinh trẻ sơ sinh, nhiệt độ tắm vào khoảng 35 - 38 độ C.
  • Với trẻ lớn hơn  1 -2 tuổi trở lên, nhiệt độ nước tắm dao động từ 38 độ C đến 40 độ C.
Lưu ý:
  • Để thử nhiệt độ của nước tắm, mẹ có thể nhúng đầu cùi chỏ xuống nước để cảm nhận, thấy ấm ấm vừa phải là được hoặc dùng nhiệt kế để đảm bảo tính chính xác.
  • Mẹ nên khuấy đều nước pha và tắt vòi rồi mới kiểm tra nhiệt độ, tránh trường hợp cho bé vào chậu khi nước đang chảy làm giảm nhiệt độ của nước.
  • Mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ mọi thứ trước khi tắm (chậu tắm, nước tắm, khăn lau, quần áo, vớ...) và sắp xếp chúng theo thứ tự để có thể dùng ngay khi cần, ngoài ra phòng tắm phải kín gió để tránh làm bé bị cảm lạnh.

Bênh cạnh đó, chúng ta cũng cần lưu tâm hơn tới độ sâu nước tắm trong chậu.

  • Đối với bé sơ sinh < 6 tháng tuổi, mẹ nên đo mực nước khoảng 13cm sao cho khi đặt bé vào nước không chìm đầu, phần vai hở.
  • Đối với trẻ > 6 tháng tuổi, mực nước tắm cao ngang eo trong khi bé đang ngồi giúp bé thoải mái vận động hơn và mẹ cũng dễ chùi rửa hơn.

Chỉ mẹ cách tắm bé vừa sạch lại an toàn

Vì da của trẻ sơ sinh khá mềm và trơn, nên mẹ hãy ôm bé nhẹ nhàng nhưng cẩn thận, tránh để bé ngã dưới nước. Sau đây là các bước để tắm cho bé ( những bé chưa đứt dây rốn).

  1. Chuẩn bị đầy đủ nước tắm ấm, quần áo thay sau khi tắm và các dụng cụ cần thiết khác
  2. Cởi quần áo và quấn bé vào trong một chiếc chăn bông ấm, dùng tay đỡ bé nghiêng người và cổ để phần đầu bé hơi chếch lên trên.
  3. Đầu tiên, lau nhẹ nhàng hai bên mắt bé bằng bông gòn sạch rồi dùng từng góc khăn xô riêng lau mặt cho bé
  4. Tiếp đó, làm ướt tóc và cho một lượng vừa đủ dầu gội ra xoa đều lên tóc bé để tạo bọt, massage nhẹ nhàng khoảng 30s - 1 phút rồi dội sạch (mẹ nhớ bịt chặt hai tai để tránh cho nước tràn vào khi đang xối). Dùng một chiếc khăn khác thấm và lau khô đầu cho bé.
  5. Cởi bỏ chăn bông rồi đặt bé vào chậu, nằm nghiêng một tay vẫn đỡ. Lau rửa từ cổ, tay, chân, nách bụng nhẹ nhàng tránh làm bé đau, tránh lau rửa kỹ quanh cuống rốn
  6. Vùng kín lau rửa nhẹ nhàng, đối với bé gái, mẹ cần kiểm tra xem con có bị dính môi nhỏ hay bị mắc dị vật tại vùng kín hay không. Rửa theo thứ thự từ trước sang hai bẹn rồi rửa hậu môn sau cùng.
  7. Sau khi tắm rửa xong, mẹ bế bé ra và đặt trên một chiếc khăn lau bản lớn khác, lau khô người bé và mặc quần áo vào.

Hãy tắm cho bé mỗi ngày một lần để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không nên tắm khi bé vừa bú no. Thời điểm tốt nhất để tắm cho con là khoảng 1 -2h trước khi ăn. Nên tắm cho con vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày để rèn thói quen cho bé. Không được rời khỏi con khi đang tắm để làm việc khác, mẹ nên cởi bỏ hết trang sức ở tay như đồng hồ, nhẫn, vòng tay, cắt tỉa móng gọn gàng tránh làm tổn thương da của bé.

Thực ra, cơ thể bé sơ sinh khá sạch sẽ, chất bẩn chỉ tập trung chủ yếu tại vùng hậu môn. Nên khi tắm, mẹ chú ý tắm rửa nhanh tránh để nước giảm nhiệt độ khiến bé bị lạnh. Mẹ có thể massage cho bé sau khi tắm để bé có cảm giác được yêu thương và giúp bé tiêu hóa tốt, tăng cường vận động phát triển hệ xương khớp và ngủ ngon hơn.

- Có thể các mẹ sẽ quan tâm: nước hoa em bé phòng ngừa côn trùng, lưu hương lâu

4 vùng mà mẹ cần hết sức cẩn thận khi tắm cho bé

Vùng chóp đầu:

Trên đầu trẻ sơ sinh thường có "cứt trâu" tuy nhiên, mẹ chớ kỳ gãi mạnh để rửa sạch chúng trên da đầu của bé. Nhiều mẹ còn mua cả dầu gội trị cứt trâu về để gội cho bé nhưng không hiểu sao cả mảng da lớn bong tróc khiến cả mảng tóc rộp đỏ. Để loại bỏ “cứt trâu” cho con mẹ tuyệt đối không sử dụng các loại dầu gội tẩy rửa mạnh, đặc biệt không dùng dầu gội của người lớn cho bé.

Không dùng tay cố gắng cạy những mảng bã nhờn kết dính này vì có thể gây tổn thương da đầu con. Để loại bỏ “cứt trâu” mẹ có thể áp dụng một số cách như: dùng dầu olive hoặc Vaseline bôi lên vùng da đầu có cứt trâu rồi để qua đêm. Sáng hôm sau, khi lớp cứt trâu này mềm và bong ra, mẹ dùng một chiếc bàn chải lông thật mềm chải nhẹ nhàng để loại bỏ đi.

Cuống rốn:

Rốn là phần da mỏng nhất quanh thành bụng và cũng là nơi yếu nhất của cơ thể con người. Cuống rốn thường rụng sau khoảng 1 tuần. Nên khi tắm, mẹ không nhất thiết phải làm sạch quá mức sâu vào bên trong, khi mặc quần bỉm, cần mặc dưới rốn, tránh để viền quần đè lên vùng rốn vì chất thải của bé có thể dính vào rốn gây nhiễm trùng. Sau khi lau khô, mẹ có thể dùng que bông gòn thấm cồn sát trùng 70 độ để lau quanh vùng rốn cho bé.

Tai và mũi:

Mẹ có thể dùng bông tăm vệ sinh để lau tai và mũi cho bé, làm sát bên ngoài, tránh đưa sâu vào bên trong.

Đối với cha mẹ không gì trên đời quý giá bằng tình yêu dành cho chon trẻ, chính vì điều đó Cỏ mong rằng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ là những kiến thức bổ ích giúp các vị phụ huynh chăm sóc con khỏe mạnh và khoa học và trong những năm tháng đầu đời của bé.  

Xem thêm: