09 Lý do bị sưng môi - Đừng bỏ qua kẻo "hối hận" không kịp

Cập nhật gần nhất 07:43, 22/11/2024
Mục lục

Một đôi môi đẹp sẽ khiến bạn trở nên thật quyến rũ. Tuy nhiên, thật đáng lo lắng khi bỗng dưng một ngày đôi môi trở nên sưng tấy làm bạn mất tự tin. Cùng đọc qua bài viết này để hiểu rõ về nguyên nhân khiến môi của bạn bị sưng và biết được cách khắc phục chúng nhé!

ly-do-sung-moi

Môi bị sưng là như thế nào?

Sưng môi là tình trạng môi trên hoặc môi dưới hoặc cả hai môi tăng lên về kích thước. Môi bị sưng có thể xảy ra do chấn thương, nhiễm trùng, dị ứng, cháy nắng, thiếu hụt vitamin và một số bệnh lý toàn thân.

Các triệu chứng liên quan thường gặp khi bị sưng môi:

  • Môi đau
  • Khó ăn / nói / mở miệng
  • Môi nứt nẻ
  • Mụn nước trên môi
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Mụn rộp
  • Vết nứt trên môi

Nếu bạn bị sưng môi chưa rõ lý do, nên đến bác sĩ để xác định các triệu chứng cụ thể và nguyên nhân tiềm ẩn, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Những nguyên nhân gây sưng môi khiến bạn không ngờ tới

1. Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thức ăn là nguyên nhân phổ biến khiến môi bị sưng. Theo Đại học Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch Hoa Kỳ (ACAAI) , khoảng 4% người lớn và tới 6% trẻ em bị dị ứng thực phẩm. Tình trạng sưng tấy thường bắt đầu ngay sau khi bạn ăn phải thứ gì đó mà bạn bị dị ứng. Nhiều loại thực phẩm có thể gây dị ứng, đặc biệt là các loại hạt, sữa, trứng và động vật có vỏ. Dị ứng thực phẩm cũng có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Sưng mặt
  • Sưng lưỡi
  • Chóng mặt
  • Khó nuốt
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Ho khan
  • Thở khò khè

moi-bi-sung

Nên tránh những thực phẩm dị ứng với bạn để tránh để lại hậu quả nghiêm trọng

Cách tốt nhất để điều trị dị ứng thực phẩm là tránh các loại thực phẩm bạn nhạy cảm. Nếu bạn bị sưng môi sau khi ăn một bữa ăn, hãy ghi lại nhật ký ăn uống và bất kỳ triệu chứng nào bạn có. Điều này có thể giúp bạn thu hẹp được nguyên nhân gây ra dị ứng.

Tuyệt chiêu hay:

- 11 tuyệt chiêu giúp bạn gái tô son môi đẹp hơn - Cỏ Mềm

- #7 Các loại son siêu lì ăn không trôi ✔️"lành tính, chất mịn"

2. Dị ứng môi trường

Dị ứng môi trường là phản ứng dị ứng với các chất có trong môi trường. Các chất gây dị ứng phổ biến bao gồm phấn hoa, bào tử nấm mốc, bụi hay lông thú cưng,... Các triệu chứng của dị ứng môi trường thường bao gồm:

  • Sưng môi và các vùng khác trên cơ thể
  • Thở khò khè
  • Mẩn ngứa, nổi mề đay
  • Hắt xì
  • Mũi bị nghẹt

Đối với những trường hợp nhẹ, môi sưng có thể hết trong vài ngày khi không tiếp xúc với nguyên nhân gây dị ứng nữa. Trong những trường hợp nặng hơn, bạn sẽ cần thực hiện xét nghiệm da hoặc máu để xác định bị dị ứng với chất gì. Dựa trên kết quả, bác sĩ thực hiện kê cho bạn các loại thuốc theo toa để giảm triệu chứng.

3. Dùng son môi không đảm bảo chất lượng

Son môi không đảm bảo chất lượng bao gồm son giả, son hết hạn sử dụng hay các loại son tổng hợp chứa nhiều thành phần hóa học không rõ nguồn gốc. Sử dụng các loại son này có thể khiến môi bạn bị sưng, bị dị ứng môi, hay thậm chí là gây thâm môi vĩnh viễn. Sử dụng các loại son hữu cơ có thành phần từ thiên nhiên chính là sự lựa chọn đúng đắn lúc này để giúp không bị sưng và ngày càng khỏe mạnh.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách thử chì trong son quá SAI lầm mà ai cũng tưởng đúng

Bạn có thể sử dụng dòng son Ngọc của Cỏ Mềm Homelab, được nghiên cứu vô cùng kĩ lưỡng để đập tan nỗi lo của các bạn nữ hiện nay về thành phần có trong son. Với những ưu điểm sau, son Ngọc xứng đáng nằm trong túi xách của bất kì cô nàng nào.

son-ngoc-co-mem

Son Ngọc không chì - đốn tim mọi cô gái

  • Tiêu chí 3 không: Không chứa chì, không chứa chất bảo quản, không chứa hương liệu tổng hợp, đã được kiểm nghiệm kĩ lưỡng.
  • Công thức chứa DẦU HẠT TÁO - giúp dưỡng ẩm và chống lão hóa cho môi.
  • Mỏng mịn, lên môi cực kì nhẹ và êm dịu.
  • Bảng màu "đốn tim" mọi cô gái với các tông màu trending như đỏ gạch, cam cháy, cam đất,..

Bạn có thể xem review chân thực về các màu son Ngọc tại video sau:

4. Dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc cũng có thể gây sưng môi. Các thuốc có thể gây dị ứng bao gồm các loại kháng sinh khác, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc chống co giật. Bên cạnh đó, một số người đang điều trị ung thư cũng thấy họ bị dị ứng với các loại thuốc hóa trị .

Theo Theo Đại học Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch Hoa Kỳ, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của dị ứng thuốc là penicillin. Số trường hợp bị dị ứng do thuốc này lên đến 10%.

Các triệu chứng khác của dị ứng thuốc bao gồm:

  • Phát ban da
  • Nổi mày đay
  • Thở khò khè
  • Nôn mửa
  • Chóng mặt

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng này sau khi dùng thuốc, bạn nên ngừng dùng thuốc ngay lập tức và hỏi ý kiến ​​bác sĩ để có điều trị phù hợp hơn.

5. Bị côn trùng cắn

Môi là vùng da khá mỏng, là một trong những khu vực nhạy cảm trên cơ thể. Hệ thống dây thần kinh ở đây khá nhiều để chúng ta có thể cử động dễ dàng khi nói chuyện, ăn uống,… nên khi bị côn trùng đốt sẽ khiến tình trạng sưng trở nên nặng nề hơn những khu vực khác của cơ thể.

moi-sung

Côn trùng cắn không những khiến môi bị sưng mà còn ngứa ngáy vô cùng khó chịu

Các loại công trùng có răng hoặc gai nhọn khi đốt vào môi phải được xử lý đúng cách, nếu không chúng sẽ dính lại trên vùng da bị đốt, gây nên các vết sưng tấy cộng thêm cảm giác đau nhức khó chịu.

6. Phù mạch

Phù mạch là một tình trạng gây sưng tấy sâu dưới da trong thời gian ngắn. Nó có thể được gây ra bởi dị ứng hoặc do di truyền. Vết sưng tấy có thể ảnh hưởng đến bất kì bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng nó phổ biến nhất ở môi hoặc mắt. Các triệu chứng của phù mạch bao gồm:

  • Ngứa
  • Đau đớn
  • Mẩn ngứa, nổi mày đay

Các triệu chứng phù mạch thường kéo dài trong 24 đến 48 giờ. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định loại thuốc phù hợp dựa trên nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của chứng phù mạch. Thông thường, nếu bị nhẹ, chúng sẽ tự khỏi trong vòng từ 2 – 3 ngày.

7. Viêm môi dạng u hạt

Viêm môi dạng u hạt hay còn gọi là U hạt ở môi là một nguyên nhân khác có thể gây sưng môi. Đây là một tình trạng viêm nhiễm hiếm gặp gây ra tình trạng sưng vón cục trên môi của bạn.

sung-moi

Sưng môi có thể là biểu hiện của một bệnh lí liên quan đến môi

8. Hội chứng Melkersson-Rosenthal

Hội chứng Melkersson-Rosenthal (MRS) là một tình trạng viêm thần kinh ảnh hưởng đến khuôn mặt. Triệu chứng chính của hội chứng MRS là sưng môi. Trong một số trường hợp, nó cũng có thể gây nứt lưỡi (hình thành nhiều nếp và rãnh ở lưỡi) hoặc liệt mặt. Hội chứng MRS rất hiếm gặp và có khả năng di truyền.

9. Thương tích

Vết cắt nhỏ hay vết thương trên môi có thể khiến chúng bị sưng tấy. Lý do chính là vì môi có nguồn cung cấp máu dồi dào nên rất dễ bị kích ứng khi có vật tác động vào. Hãy để ý các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như sưng, nóng, đỏ hoặc đau. Hãy báo ngay cho bác sĩ biết về tình trạng này để tránh xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Xử lý thế nào khi bị sưng môi?

Phát hiện và khắc phục môi bị sưng sớm sẽ giúp giảm thiểu hậu quả để lại. Chính vì vậy, bạn nên thực hiện những điều sau để giúp môi hồi phục một cách nhanh chóng nhất.

tri-sung-moi-tai-nha

Chăm sóc đúng cách sẽ giúp môi bạn nhanh chóng trở về trạng thái tự nhiên vốn có

☛ Vệ sinh môi nhẹ nhàng: Trước hết, bạn hãy vệ sinh môi bằng nước muối pha loãng, tránh chà xát mạnh ở môi lúc này.

☛ Kiểm tra môi và vùng miệng: Sau khi đã làm sạch môi, bạn hãy kiểm tra bên trong má và lưỡi, nếu có phát hiện tổn thương khác thì nên nhanh chóng đến thăm khám ở bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân chính xác.

☛ Theo dõi tình trạng môi: Thông thường, nếu bạn bị dị ứng nhẹ, môi sẽ tự hết sưng sau 2 – 3 ngày. Nhưng nếu bạn bị sưng môi do dị ứng nặng hay mắc các bệnh như đã kể ở trên, môi có thể vẫn tiếp tục sưng, thậm chí nặng hơn. Chính vì vậy, hãy chú ý theo dõi môi trong vòng vài ngày để có cách khắc phục hiệu quả nhất.

Một số biện pháp giúp giảm sưng môi hiệu quả tại nhà

Dầu dừa

Các đặc tính kháng khuẩn của dầu dừa sẽ giúp loại bỏ bất kỳ loại nấm, vi rút hoặc vi khuẩn có hại nào. Đồng thời, dầu dừa cũng giữ cho môi mềm mại một cách tự nhiên. Bạn hãy mát xa vài giọt dầu dừa lên môi và để yên trong vài giờ. Nếu vết sưng vẫn tiếp tục, hãy lặp lại việc làm trên.

Chườm đá lạnh

Chườm lạnh ngay khi nhận thấy môi bị sưng sẽ giúp môi giảm sưng đáng kể. Việc đầu tiên bạn cần làm là bọc một ít đá vào khăn mặt, sau đó chườm lạnh nhẹ nhàng lên vùng sưng tấy trong 10 phút, lặp lại khi cần thiết cho đến khi hết sưng.

cach-chua-sung-moi

Tuyệt đối không dùng nước đá để chườm trực tiếp lên môi

Tránh chườm đá trực tiếp lên môi, nếu không bạn có thể phải đối mặt với tình trạng tê cóng nhẹ hoặc đau nhức.

Giấm táo

Cách làm giảm sưng môi bằng giấm táo: trộn giấm táo và nước với tỷ lệ bằng nhau rồi dùng bông gòn thoa lên môi. Để hỗn hợp ở môi trong khoảng hai phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước mát.

Trà đen

Trà đen có nhiều đặc tính chữa bệnh, trong trà đen có chứa nhiều tannin được biết đến như một chất làm se da tuyệt vời, có tác dụng làm giảm sưng tấy môi hiệu quả. Trước khi bắt đầu thoa trà lên đôi môi sưng húp, bạn nên ngâm túi trà đen trong nước ấm khoảng 10 phút, sau đó lấy túi trà ra khỏi nước và để nguội rồi mới thoa đều lên môi. Một túi trà nóng có thể gây kích ứng môi nhiều hơn.

Muối

Bạn có thể dùng muối để khắc phục nếu nguyên nhân là do vết cắt nào đó. Là một chất khử trùng tự nhiên, muối sẽ tiêu diệt vi khuẩn - tác nhân có thể khiến môi bị nhiễm trùng. Bạn hãy hòa tan một thìa muối vào một cốc nước ấm, dùng bông gòn chấm nhẹ dung dịch lên môi. Bạn có thể cảm thấy hơi rát, nhưng điều này sẽ làm giảm sưng và mau lành vết thương.

bi-sung-moi

Dùng muối để sát khuẩn giúp môi của bạn nhanh lành hơn khi có vết thương

Mật ong

Để điều trị nhanh chóng và hiệu quả, hãy cân nhắc đến khả năng kháng khuẩn và chữa lành vết thương tự nhiên của mật ong. Nó sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng, giữ cho đôi môi của bạn giảm sưng và được dưỡng ẩm tốt. Để sử dụng mật ong một cách hiệu quả, bạn nên nhúng một miếng bông vào mật ong, sau đó thoa lên vùng môi bị sưng, để khoảng 20 phút rồi rửa sạch môi bằng nước lạnh.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bỏ túi 5 loại mặt nạ ngủ môi trị thâm tốt nhất trên thị trường

Qua bài viết này, Cỏ hi vọng bạn đã có thêm những thông tin thật hữu ích cho riêng mình! Hãy chăm sóc cơ thể và đôi môi của mình thật tốt để luôn xinh đẹp và tự tin bạn nhé