Tìm hiểu về các màng lọc chống nắng phổ biến nhất hiện nay

Cập nhật gần nhất 08:35, 23/11/2024
Mục lục

Kem chống nắng là sản phẩm thiết yếu trong chu trình chăm sóc da hằng ngày. Và yếu tố đảm bảo hiệu quả của kem chống nắng là hệ thống màng lọc. Tuy nhiên, đa phần chúng ta đều chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm màng lọc chống nắng là gì, có những màng lọc nào phổ biến hiện nay,... Nếu có những băn khoăn kể trên, bạn đọc hãy khám phá thêm qua bài viết của Cỏ Mềm sau đây nhé!

màng lọc chống nắng

Màng lọc kem chống nắng là gì?

Màng lọc chống nắng là thành phần chính trong kem chống nắng, có thể phản xạ, tán xạ hoặc hấp thụ tia UV. Qua đó, chúng giúp bảo vệ da khỏi những tác động tiêu cực của tia cực tím khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Theo thông tin từ chương trình nghiên cứu độc chất học quốc gia NTP (tức National Toxicology Program) của Hoa Kỳ: Màng lọc kem chống nắng (UV Filter) là các hoạt chất hóa học được thêm vào kem chống nắng với mục đích chính là hấp thụ hoặc ngăn chặn tia cực tím (UV) từ mặt trời, giúp bảo vệ da khỏi những tác hại tiềm ẩn. 

màng lọc chống nắng

Một số màng lọc chống nắng phổ biến hiện nay

Trên thực tế, màng lọc chống nắng có nhiều dạng khác nhau. Có các cách phân loại là:

Thứ nhất, theo khả năng chống tác động của tia UVA và UVB:

Màng lọc chống nắng phổ rộng (chống tia UVA, UVB):

  • Tinosorb S: Phổ chống nắng từ 280 - 400nm, có 2 đỉnh chống nắng là 310nm và 345nm. Cơ chế là kết hợp phản xạ, hấp thụ và trung hoà tia UV. 

  • Tinosorb M: Phổ chống nắng từ 280 - 400nm, đỉnh chống nắng tốt nhất là 360nm và khá ở 305nm. 

  • Mexoryl XL: Phổ chống nắng từ 280 - 390nm, có hai đỉnh chống nắng là 303nm (chống UVB) và 340nm (chống UVA). Thành phần này tan trong dầu, có thể tạo độ bóng trên da.

  • Zinc Oxide: Là thành phần chống nắng phổ rộng từ 280 - 400nm nhưng khả năng chống nắng không cao. Thành phần này không tan trong dầu và trong nước nên khi dùng sẽ tạo màng trắng trên da.

màng lọc chống nắng

Màng lọc chống UVA:

  • Avobenzone: Phổ chống nắng từ 310 - 400nm, đỉnh chống nắng là 357nm. Avobenzone không ổn định nên thường được kết hợp với các thành phần khác.

  • Uvinul A Plus: Phổ chống nắng từ 320 - 400 nm, đỉnh chống nắng là 353nm. Uvinul A Plus ổn định hơn Avobenzone và thường được dùng với nồng độ cao hơn.

Màng lọc chống UVB:

  • Uvinul T 150: Chống nắng từ 290 - 340nm, đỉnh chống nắng 314nm. Thành phần này chống tia UVB mạnh mẽ, hoà tan được trong dầu nên thường được sử dụng trong các sản phẩm chống nắng kháng nước.

  • Octisalate: Phổ chống nắng từ 280 - 320nm, thường được kết hợp với các thành phần khác để nâng cao chỉ số SPF.

Thứ hai, theo cơ chế chống nắng:

Màng lọc chống nắng vật lý: Màng lọc chống nắng vật lý thường chứa các thành phần như Zinc OxideTitanium Dioxide. Cơ chế hoạt động của chúng là bảo vệ da bằng cách hấp thụ, phản xạ hoặc tán xạ tia UV. Màng lọc vật lý thường được dung nạp tốt, ít gây vấn đề về da hoặc dị ứng, phù hợp với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm. 

màng lọc chống nắng

Màng lọc chống nắng hóa học: Cơ chế hoạt động là tạo một lớp màng trên da để hấp thụ tia UV và chuyển đổi chúng thành nhiệt. Một số loại màng lọc mới và tiên tiến như Tinosorb S và M còn có khả năng phản xạ một lượng nhỏ bức xạ UV và phân tán chúng. Ưu điểm của màng lọc hóa học là khi thoa lên da sẽ tạo cảm giác thoải mái (ngay cả với chỉ số SPF cao). Sản phẩm không gây bóng dầu, phù hợp với bạn gái sở hữu làn da dầu.

Ứng dụng công nghệ điều chế màng lọc chống nắng

Nhằm mục đích cải tiến những hạn chế của các màng lọc hiện có, và cho ra đời những sản phẩm kem chống nắng có hiệu quả tối ưu và phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Cụ thể:

Công nghệ nano trong kem chống nắng vô cơ: Các hạt TiO2 và ZnO có khả năng chống tia UV tốt nhưng kích thước lớn và chỉ số khúc xạ cao có thể làm kem chống nắng để lại cặn trắng trên da. Việc điều chế các hạt này thành kích thước nano sẽ giúp kem chống nắng trở nên trong hơn, tăng tính thẩm mỹ và vẫn đảm bảo khả năng hấp thụ tốt tia cực tím. Tuy nhiên, hạt nano ZnO và TiO2 có thể xâm nhập vào da và gây hại cho da.

màng lọc chống nắng

Kết hợp các màng lọc chống nắng hữu cơ: Kết hợp các màng lọc hữu cơ như Avobenzone với các hoạt chất khác như Tinosorb S, Tinosorb M và Octocrylene giúp kéo dài khả năng chống nắng. Theo kết quả của nghiên cứu, Octocrylene là hoạt chất có khả năng hòa tan Avobenzone ổn định và hiệu quả nhất. Từ đó, nó giúp  làm tăng hiệu quả của kem chống nắng.

Kết hợp màng lọc chống nắng với các hoạt chất chống oxy hóa: Trong 1 nghiên cứu được công bố năm 2014 về tác dụng ổn định của chất chống oxy hóa đối với Avobenzone, các chuyên gia đã sử dụng Vitamin C, Vitamin E và Ubiquinone kết hợp với Avobenzone. 

Kết quả cho thấy các công thức kết hợp Avobenzone + Vitamin E (tỷ lệ 1:2), Avobenzone + Vitamin C (tỷ lệ 1:0,5), Avobenzone v + Ubiquinone (tỷ lệ 1:0,5) đều tăng cường sự ổn định của Avobenzone dưới ánh sáng. Cơ chế là ngăn chặn gốc tự do sản sinh từ việc Avobenzone bị phân hủy sau khi tiếp xúc với ánh sáng. Trong số các chất này, Ubiquinone được cho là hiệu quả nhất.

Sử dụng công nghệ bọc (encapsulation): Theo 1 nghiên cứu thực hiện năm 2018, kem chống nắng được ứng dụng công nghệ micro-encapsulation (công nghệ bọc các hoạt chất với kích thước siêu nhỏ) giúp làm giảm sự xâm nhập của tia cực tím hữu cơ trên da, từ đó đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra, công nghệ bọc này cũng giúp cho các màng lọc kem chống nắng hữu cơ tăng khả năng ổn định dưới ánh sáng.

Bài viết đã giúp bạn đọc có cái nhìn chi tiết hơn về màng lọc chống nắng là gì, các loại màng lọc phổ biến. Song song với đó là những ứng dụng công nghệ trong màng lọc kem chống nắng giúp tăng cường hiệu quả và tính ổn định của sản phẩm, đồng thời đảm bảo an toàn và thẩm mỹ cho người sử dụng. Điều này giúp người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn khi mua kem chống nắng phù hợp với nhu cầu của mình.