Hăm tã ở trẻ sơ sinh - mẹ nên xử lý thế nào?
Tã giấy có thể là một phát minh tuyệt vời, giúp giải quyết hiệu quả vấn đề bài tiết của bé sơ sinh một cách tiện lợi, sạch sẽ và tốt cho sức khỏe. Nhưng kể từ khi trẻ bắt đầu mặc tã, hăm tã là vấn đề về da phổ biến nhất ở các bé. Cỏ tin rằng bà mẹ bỉm sữa nào cũng đều quen thuộc với tình trạng này của con. Sở dĩ gọi là hăm tã là vì vùng da mông bị viêm chủ yếu do thay tã không kịp hoặc tã không được vệ sinh sạch sẽ.
1. Hăm tã có biểu hiện thế nào?
Để giúp bé "đánh bay" hăm tã, mẹ cần chú ý nhận diện sớm biểu hiện hăm ở trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời. Dưới đây là các triệu chứng: Vùng da tiếp xúc với tã sẽ nổi mẩn đỏ rải rác, sau tạo thành cả một vùng ửng đỏ, kèm theo mùi khai khó chịu.
Bé thường quấy khóc nhiều mỗi khi đi tiểu tiện, đại tiện hoặc khi mẹ vệ sinh, lau rửa vùng quấn tã của bé. Vùng da bị hăm có thể phát triển tại khu vực mông, bẹn, vùng kín, thậm chí là lan ra đùi. Mặc dù rất hiếm khi hăm tã chuyển biến nặng, nhưng trong trường hợp nghiêm trọng, da của bé có thể bị lở loét, bội nhiễm.
Các cấp độ hăm tã ở trẻ:
- Cấp độ 1: Tại một số chỗ có các mụn li li nhưng không sần sùi, da vẫn khô ráo.
- Cấp độ 2: Vùng da bị hăm bắt đầu có màu đỏ rõ rệt hơn và nằm rải rác ở nhiều chỗ quanh vùng quấn bỉm tã.
- Cấp độ 3: Mảng da bị hăm xuất hiện với diện tích lớn, màu đỏ cũng đậm hơn, các vết hăm bắt đầu xuất hiện.
- Cấp độ 4: Da đỏ và sưng lên, thậm chí có nhiều sẩn, mụn mủ.
- Cấp độ 5: Da lở loét, chảy dịch vàng, da bị phù nề nặng, tổn thương trên da lan với diện tích rộng, thậm chí có thể lan xuống dưới đùi hoặc gần phía bụng của bé.
2. Chú ý đến sự khác biệt giữa hăm tã và chàm
Nhiều mẹ rất dễ nhầm lẫn hăm tã với chàm sữa, tuy cả hai đều là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng thực tế lại có sự khác biệt rất lớn. Bệnh chàm da ở bé bắt đầu bằng những nốt đỏ nhỏ trên mặt và trán, sau đó lan ra toàn thân, nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm sữa là do dị ứng.
Các chấm nhỏ màu đỏ cũng có thể biến thành mụn nước nhỏ, nước chảy ra sau khi vỡ ra sẽ đóng thành vảy vàng, các triệu chứng của bệnh chàm sữa ở bé thường tái phát nhiều lần. Hăm tã thường xuất hiện tại vị trí mà tã tiếp xúc với da, với sự khởi đầu là những đốm nhỏ, tạo thành cả một vùng da đỏ, khi nghiêm trọng sẽ có lở loét, mưng mủ, bội nhiễm.
Trong trường hợp bình thường, vết hăm tã của bé tự nhiên sẽ thuyên giảm trong vòng 3 đến 4 ngày, nếu tình trạng hăm tã của bé không thuyên giảm trong 1 tuần, da bị lở loét hoặc lan sang các bộ phận khác trên cơ thể thì bạn phải đưa bé đi khám ngay.
3. Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh
1. Tã không được thay kịp thời
Dù khả năng hấp thụ của tã có tốt đến đâu thì cũng sẽ có một ít nước tiểu còn sót lại trên đó, khi nước tiểu và vi khuẩn trong phân kết hợp sẽ tạo ra amoniac gây khó chịu, kích thích da của bé. Những em bé có làn da vốn nhạy cảm vẫn có thể bị hăm tã ngay cả khi chúng thay tã thường xuyên.
2. Da bị ma sát nhiều với tã/ quần áo hoặc nhạy cảm với hóa chất
Da vùng mông, bẹn hay vùng kín thường xuyên chà xát vào đáy tã cũng có thể gây ra hăm tã. Mùi hương nhân tạo có trong một số loại tã cũng có thể kích thích da gây hăm tã. Ngoài ra, chất tẩy rửa mẹ sử dụng để vệ sinh tã lót cho trẻ, phấn rôm cho trẻ, thành phần hóa học có trong sữa dưỡng thể cũng có thể kích thích da bé và gây hăm tã.
3. Khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn dạng mới
Hăm tã là một trong những vấn đề về da thường gặp ở trẻ sơ sinh, phổ biến nhất với các bé đang ăn dặm từ 7 đến 9 tháng tuổi. Khi bé chuyển sang chế độ ăn mới, thay vì chỉ bú sữa mẹ hoàn toàn như trước, thành phần trong phân của trẻ có thể thay đổi gây ra hăm tã. Ngay cả trẻ sơ sinh bú sữa mẹ cũng có thể bị hăm tã trên da do phản ứng với một số loại thực phẩm mẹ ăn.
4. Vùng quấn tã bị ẩm ướt lâu ngày
Nếu mẹ quấn tã cho bé quá chật hoặc để tã bẩn trong thời gian dài thì vi khuẩn, nấm rất dễ phát triển dẫn đến nhiễm trùng và hăm tã. Những vùng da bị nhăn nheo, khô là những vị trí phổ biến nhất của nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
5. Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân trên thì em bé sơ sinh còn có thể bị hăm tã do việc sử dụng kháng sinh quá nhiều, tiêu chảy kéo dài hoặc bị nhiễm nấm Candida. Trẻ đang điều trị kháng sinh hoặc bà mẹ đang cho con bú đang điều trị kháng sinh có thể bị hăm tã, vì kháng sinh loại bỏ vi khuẩn có hại đồng thời loại bỏ các vi khuẩn có lợi, đóng vai trò quan trọng trong việc ức chế sự phát triển của nấm men - tác nhân gây hăm tã và bệnh tưa miệng ở trẻ sơ sinh. Sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài cũng có thể khiến bé bị tiêu chảy, điều này cũng có thể gây ra hăm tã.
4. Trẻ bị hăm tã có nguy hiểm không?
Hầu hết các bé sơ sinh đều bị hăm tã, tuy vậy tình trạng này thường không đáng lo ngại. Vì da của bé có thể hồi phục nhanh chóng sau vài ngày nếu như mẹ chú ý vệ sinh, thay tã và cho con bôi thuốc chống hăm.
Bình thường, vùng bị hăm sẽ nóng rát và ngứa khiến bé khó chịu, bé có thể khó ngủ hay bỏ ăn. Tuy nhiên, nếu như không can thiệp kịp thời hoặc chữa trị sai cách, tình trạng hăm tã tiến triển nặng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Vùng bị hăm viêm nhiễm rộng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu. Nếu trẻ bị hăm do nấm men, loại nấm này có thể tiến sâu vào âm đạo gây viêm phụ khoa, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau của bé.
5. Bé bị hăm tã, mẹ nên làm gì?
1. Giữ cho vùng da bị hăm luôn sạch sẽ và khô ráo
Việc thay tã thường xuyên là nhiệm vụ quan trọng mẹ cần nhớ để giữ cho vùng da ở mông của bé sạch sẽ và khô ráo, góp phần làm giảm sự xuất hiện của hăm tã. Nên thay tã bẩn và ướt ngay lập tức, giúp giảm độ ẩm tiếp xúc với da. .
2. Vệ sinh
Cần vệ sinh vùng kín cho bé kịp thời sau mỗi lần đi tiêu và tiểu tiện. Vệ sinh vùng mông bằng nước sạch, có nhiệt độ vừa phải. Bạn cũng có thể sử dụng khăn lau trẻ em dùng một lần, nhưng lưu ý tránh dùng cồn và không nên lau quá nhiều, lau mạnh tay khiến bé bị đau đớn vì trầy da.
3. Để mông bé khô tự nhiên
Sau mỗi lần tắm rửa cho con, mẹ nên để bé có một khoảng thời gian ở trần. Mẹ có thể trải một tấm khăn lớn trên giường và đặt bé vào sau khi tắm cho con. Việc "nude" tạm thời sẽ giúp cho da bé khô thoáng tự nhiên. Mẹ cũng tránh cho con mặc tã cả ngày 24/24 h, vì nó sẽ làm tăng độ ẩm vùng kín khiến hăm tã thêm nghiêm trọng.
4. Tránh quấn tã quá chặt, chọn tã vừa vặn với bé
Mẹ nên chọn lựa tã phù hợp với tháng tuổi của bé để bé cảm thấy dễ chịu mỗi khi vận động. Đừng cho bé mặc tã quá chặt, nhất là vào ban đêm. Khi chọn tã, ngoài hình thức và độ mềm mại, mẹ cũng nên chú ý đến chất lượng. Các bậc cha mẹ nên chú ý xem trên bao bì có ghi rõ tiêu chuẩn thực hiện, ngày sản xuất, hạn sử dụng của sản phẩm hay không. Không chọn sản phẩm không có tên, địa chỉ, tiêu chuẩn thực hiện của nhà sản xuất.
5. Chú ý đến tín hiệu đi đại tiện của bé và hình thành thói quen đại tiện đều đặn
Các mẹ nên chú ý đến thời gian đại tiện của bé và các tín hiệu trong cuộc sống bình thường, ví dụ như sau khi bú nửa tiếng, bé sẽ đi tiểu đều đặn trước và sau khi ngủ, bé đột ngột vặn mình trong khi ngủ. Chuyển động đột ngột và sững sờ trong khi chơi cũng có thể là dấu hiệu của việc đại tiện. Để trẻ hình thành thói quen đại tiện và tiểu tiện thường xuyên cũng là cách hữu ích để ngăn ngừa sự xuất hiện của hăm tã.
6. Cẩn trọng khi dùng thuốc trị hăm cho bé
Nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ. Chỉ sử dụng khi được bác sĩ nhi khoa tư vấn và cho phép. Bạn không nên cho con dùng thuốc có chứa steroid một cách bừa bãi, nếu không có thể gây hại cho da của bé. Nếu các triệu chứng hăm tã của bé trở nên nghiêm trọng, chẳng hạn như mụn nước hoặc áp-xe, sốt hoặc phát ban trên các bộ phận khác của cơ thể, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ kịp thời.
***
NẤU NƯỚC LÁ TẮM CHO BÉ giúp con đánh bay hăm tã, rôm sảy
Không có gì hoàn hảo hơn làn da mịn màng của các em bé sơ sinh, cảm giác được vuốt ve làn da mềm mại của con quả thực thích thú vô cùng. Thế nhưng, làn da ấy lại rất mỏng manh, nhạy cảm, dễ bị tác động bởi các yếu tố kích ứng từ môi trường và các sản phẩm mà mẹ sử dụng cho bé. Mặc dù có thể mẹ đã chăm sóc em bé rất kỹ lưỡng nhưng cũng khó tránh khỏi tình trạng hăm tã, rôm sảy. Vậy đâu là bí quyết để giúp mẹ "gạt bay" nỗi lo này? Thấu hiểu được mong muốn của mẹ, Cỏ Mềm đã nghiên cứu các công thức lá tắm dân gian và cho ra đời sản phẩm Lá tắm dược liệu Cỏ Mềm, với thành phần thuần tự nhiên, lành tính, 100% nguyên liệu là các loại thảo dược Việt như Sài đất, Kim ngân, Hương nhu, Ké đầu ngựa, Trà xanh, Hạt mùi, Tinh dầu Tràm gió, Tinh dầu Khuynh diệp… Các thành phần trong túi lá tắm được phối hợp theo tỷ lệ khoa học giúp bé giảm nhanh tình trạng mẩn ngứa, rôm sảy. Các loại thảo dược có chứa kháng sinh tự nhiên, sẽ giúp làm lành nhanh các tổn thương trên da bé do rôm sảy, hăm tã, trả lại cho em bé bờ mông trần nhẵn mịn. Thực ra, mẹ hoàn toàn có thể tự tay sơ chế và nấu cho bé một nồi nước tắm ưng ý, thế nhưng mẹ cũng bận rộn vô cùng, nên quỹ thời gian chẳng còn nhiều. Vì vậy, Cỏ đã giúp mẹ tiết kiệm thời gian hơn bằng cách tạo ra các túi lọc thảo dược. Chỉ cần 5 phút là mẹ sẽ có ngay chậu nước tắm thơm ấm cho bé mà không mất công đun nấu lọ mọ. Bé sẽ không phải “chịu đựng” sữa tắm hóa học gắn mác “baby” nhưng đầy hương liệu và chất bảo quản độc hại.
Ngoài những thành phần kháng khuẩn tự nhiên từ trà xanh, sài đất, kim ngân, hương nhu, sản phẩm còn có thêm tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu tràm gió giúp giữ ấm da cho bé, rất thích hợp vào mùa lạnh, giúp phòng ngừa mạo cảm, xua đuổi côn trùng. Lá tắm dược liệu Cỏ Mềm - cho bé yêu làn da khỏe mạnh và giấc ngủ an lành. Mẹ có thể xem chi tiết thông tin về sản phẩm TẠI ĐÂY