Tẩy da chết loại nào tốt - đây là giải đáp cho bạn
Tẩy tế bào chết một bước chăm sóc da cơ bản mà mọi cô gái đều nên biết. Hẳn là bạn cũng đang có ý định tìm kiếm một loại tẩy da chết tốt cho bản thân nhưng cũng chẳng rõ đâu là loại phù hợp với mình. Đừng lo! Mọi chuyện sẽ không còn khó khăn nữa vì Cỏ sẽ giúp bạn tìm ra lời đáp cho câu hỏi - "Tẩy da chết loại nào tốt" bằng những tips cực hay ho dưới đây.
Có thể bạn chưa bao giờ hoặc đã từng tẩy tế bào chết rồi nhưng liệu bạn đã tìm hiểu cặn kẽ xem có những loại tẩy tế bào chết nào, ưu nhược điểm ra sao hoặc nó có thực sự phù hợp với làn da của bạn hay không? Tẩy tế bào chết cho mặt hay body cũng gồm 2 dạng cơ bản đó là tẩy da chết vật lý và tẩy da chết hóa học.
Dạng 1: Tẩy da chết vật lý
Tẩy da chết vật lý là việc loại bỏ tế bào chết trên da mặt bằng tác động ma sát qua lại giữa các hạt tinh thể nhỏ như bột ngũ cốc, các dạng hạt lẫn trong gel. Tuy nhiên, việc tẩy tế bào chết vật lý không hoàn toàn hiệu quả 100%, massage trên bề mặt chỉ giúp chúng ta lấy đi được khoảng 20% lượng da chết, nếu thực hiện quá mạnh tay bạn còn có thể làm cho da bị trầy xước và tổn thương nữa đó. Tẩy da chết vật lý được chia thành 3 loại nhỏ
Tẩy da chết dạng hạt (scrub):
Đây là loại có lẽ được nhiều chị em áp dụng nhất, đa phần chúng ta sử dụng các hỗn hợp hữu cơ thiên nhiên từ hạt ngũ cốc nghiền mịn dạng bột, đường, muối kết hợp thêm dầu thực vật (dầu dừa, dầu oliu,...) mật ong để trộn thành hỗn hợp và massage lên bề mặt của da để lấy đi lớp sừng bên ngoài. Sau khi rửa sạch mặt, bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mịn ngay lập tức. Tuy nhiên, đối với ai có làn da nhạy cảm nhất là mụn, thì sẽ có cảm giác hơi đau nếu bạn chà xát lâu, nhiều lần. Sau khi sử dụng scrub, bạn sẽ thấy làn da láng mượt mịn màng ngay lập tức, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là sẽ có cảm giác hơi đau nhẹ, các hạt nhỏ với góc sắc có thể gây xước da và khiến da tổn thương nếu bạn chà sát lâu, nhiều lần.
Những ai có thể áp dụng được loại này:
- Bạn có da khô, da thường, da dầu hay da mụn thì đều sử dụng được. Hơn nữa, những hỗn hợp này thì chúng ta đều có thể tự tay làm ở nhà.
- Những người có da mụn thì nên chọn tẩy tế bào chết bằng nghệ, bột đậu đỏ các hạt nghiền mịn sẽ không bị xước da hay đau khi chúng ta ma sát.
- Những người có da khô nên chọn hỗn hơp tẩy da chết có dầu dừa, mật ong hay sữa chua để cấp ẩm
- Những bạn có làn da thường thì có thể áp dụng được hầu hết các loại hỗn hợp ví dụ như Tẩy tế bào chết cho mặt và body bằng bột cà phê
Combo Nước Tẩy Trang Rau Má Toner Rau Má Serum Kiềm Dầu Rau Má
Tẩy da chết dạng kỳ (peeling gel):
Các sản phẩm tẩy da chết peeling thường có dạng gel lỏng, không chứa hạt. Khi thoa lên da sẽ nhanh chóng vón cục lại giống như vụn trên giấy khi chúng ta tẩy bút chì. Thực chất, đây là phương pháp sử dụng phản ứng giữa silicon và dầu (trên da người) làm lớp cặn vón cục lại mềm dẻo và khá dính trên da mặt. Phương pháp này có ưu điểm là cách làm sạch khá nhẹ nhàng, không gây trầy xước như tẩy tế bào chết dạng hạt. Do đó, nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc mụn thì nên áp dụng.
Dạng gel lột:
Các sản phẩm tẩy da chết dạng lột ít phổ biến hơn, nó là bôi một lớp chất lỏng keo giống như đắp mặt nạ sau một thời gian nó sẽ dính chặt trên bề mặt da, chúng ta phải dùng tay tách lớp dính này. Nó sẽ dính cả chất nhờn, mụn đầu đen và tế bào chết kéo ra ngoài.
- Nếu có làn da mụn và đang bị tổn thương thì không nên sử dụng gel lột.
- Loại này áp dụng được cho da thường và da dầu.
Tần suất sử dụng: Tẩy da chết vật lý chỉ nên áp dụng 1 lần/tuần đối với da thường, da dầu nhờn. Đối với da khô, da nhạy cảm là 2 tuần/lần.
>>>Xem thêm: Quy trình tẩy tế bào chết gồm những bước nào?
Dạng 2: Tẩy da chết hóa học
Tẩy da chết hóa học có thể khá lạ lẫm đối với các chị em. Nó thực chất là việc dùng các sản phẩm kem bôi có chứa thành phần AHA hoặc BHA để thoa lên da và không cần rửa đi. Các hoạt chất này sẽ tự thực hiện nhiệm vụ của mình là đào thải chất bẩn ra khỏi lỗ chân lông.
Tuy nhiên, tẩy da chết hóa học thường xuyên sẽ làm tăng độ nhạy cảm của da trước tia UV, nên nếu sử dụng vào ban ngày bạn cần phải chống nắng ít nhất là SPF30. Khi mới bôi có thể có cảm giác châm chích, hoặc thậm chí có giai đoạn “đẩy mụn”. Nôm na tức là khi bụi bẩn và da chết ở lỗ chân lông được kéo hết ra thì đồng thời sẽ kéo cả mụn lên, lên ầm ầm, sau đó nếu tiếp tục bôi thì mụn sẽ hết và da dẻ lại mịn màng.
Quy trình: Rửa mặt - thoa tone - tẩy da chết hóa học - thoa kem dưỡng ẩm - serum/huyết thanh
Tẩy tế bào chết hóa học được chia làm 2 loại AHA: AHA là loại tẩy da chết hóa học tan trong nước AHA (là các adid chiết xuất từ mía đường : Glycolic acid, axit chiết xuất từ sữa: Lactic acid, và một số loại acid có nguồn gốc từ trái cây) vì vậy nó chỉ có tác dụng trên bề mặt mà không thể vào sâu lỗ chân lông. Biện pháp tẩy tế bào chết này giúp giữ nước tốt, bạn sẽ có cảm giác da mặt căng hơn và khỏe hơn.
Do đó tẩy da chết hóa học dạng AHA phù hợp với những ai có làn da khô, sần sùi, da lão hóa, nếp nhăn sớm, bị nám tàn nhang nhiều, không đều màu, nhiều mụn. AHA là tối ưu cho những ai da lão hoá vì khả năng làm mềm mại bề mặt da, giảm thiểu sự tồn tại của các nếp nhăn. Vậy nên nếu bạn là người rất nghiêm túc và lo lắng về việc chống lão hoá thì AHA sẽ là lựa chọn tốt cho bạn. Tuy nhiên AHA lại không thích hợp với những người da quá nhạy cảm do khả năng gây kích ứng khá cao. Các sản phẩm tẩy tế bào chết AHA có tác dụng tốt ở nồng độ >=10% và pH 3~4.
Trong đó:
- Với nồng độ từ 4-10%, AHA giúp nới lỏng các liên kết tế bào sừng, từ đó loại bỏ các tế bào chết, thúc đẩy tế bào mới phát triển.
- Nồng độ từ Ở nồng độ 20-30%, AHA sẽ giúp bạn xoá bỏ các nếp nhăn nông và làm mịn da.
- AHA có nồng độ trên 30% sẽ giúp xoá sẹo và cải thiện nếp nhăn trong thời gian dài. Tuy nhiên, chúng ta không thể tự ý sử dụng AHA có nồng độ 30% và phải có chỉ định của bác sĩ.
BHA: BHA là dạng acid tan trong dầu có ưu điểm vượt trội hơn AHA đó là hoạt động tẩy tế bào chết diễn ra ở sâu trong lỗ chân lông để lấy đi dầu thừa, bã nhờn, chính vì thế nó rất phù hợp với những ai có vấn đề về da như: mụn viêm, mụn trứng cá, mụn bọc, lỗ chân lông to...
Tuy nhiên không phải ai có mụn mới dùng BHA, bạn nào da không mụn cũng nên sử dụng BHA để làm sạch lỗ chân lông từ bên trong, cho da hoạt động một cách trẻ và khoẻ hơn nhé. Hoạt chất chính được sử dụng nhiều nhất trong phương pháp BHA là acid Salicylic với đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm rất hiệu quả.
BHA sẽ hoạt động tốt với nồng độ từ 1-2% và độ pH trên da khoảng 3.0-.40. Ngoài khả năng hoạt động trong lỗ chân lông, BHA cũng có khả năng tẩy da chết trên bề mặt của da nên bạn nào bị sẹo do mụn để lại vẫn có thể dùng BHA để ngăn ngừa mụn mới, đồng thời làm sáng sẹo và vết thâm (nhưng khả năng hoạt động bề mặt của BHA lại không bằng AHA).
Còn nếu bạn có một làn da nhạy cảm, dễ kích ứng thì BHA lại là lựa chọn tốt hơn AHA (vì tớ nói ở phần trên rồi đấy: AHA có khả năng gây kích ứng khá cao trong khi BHA thì lại có thể làm dịu da nhạy cảm) Nếu da bạn khỏe mạnh, không mụn, không nhạy cảm bạn có thể sử dụng nó hằng ngày.
Nếu tình trạng da mặt bạn không hoàn toàn khỏe mạnh có thể áp dụng nó xen kẽ các ngày trong tuần (2 -3 lần/tuần). Khi mới bôi có thể có cảm giác châm chích, hoặc thậm chí có giai đoạn “đẩy mụn”. Nôm na tức là khi bụi bẩn và da chết ở lỗ chân lông được kéo hết ra thì đồng thời sẽ kéo cả mụn lên, lên ầm ầm, sau đó nếu tiếp tục bôi thì mụn sẽ hết và da dẻ lại mịn màng. Bạn cũng có thể áp dụng một trong hai vùng này quanh vùng mắt nhưng không phải trên mí mắt hoặc trực tiếp dưới mắt.
- Rửa mặt trước hay tẩy tế bào chết trước? Những sai lầm phổ biến ở chị em
Cuối cùng...
Nhớ nhé "đừng tìm kiếm một loại tẩy da chết tốt mà hãy tìm kiếm loại phù hợp với làn da của bạn". Nghĩa là, không cần quá quá quan trọng xem một sản phẩm có bao nhiêu thành phần tốt hay giá cả của nó rẻ thế nào mà hãy xem liệu nó làm gì được cho làn da của bạn, có giúp da sạch hơn, thông thoáng hơn mà không để lại kích ứng về sau.
Cỏ thể bạn muốn biết: Sau khi tẩy da chết thì nên làm gì tiếp theo?