Tiết lộ 6 loại lá mẹ nên nấu nước tắm cho bé khi bị sởi

Cập nhật gần nhất 11:08, 24/04/2024
Mục lục

Việc sử dụng các loại lá tắm là phương pháp dân gian, đơn giản mà lại hiệu quả đối với bệnh sởi ở trẻ. "Vậy nên cho trẻ tắm lá gì khi bị sởi?" là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Sởi là bệnh truyền nhiễm do viruss gây ra, thường lây theo đường hô hấp khi tiếp xúc gần với người bệnh. Viruss có thể sống đến 2 giờ ngoài không khí nơi người nhiễm bệnh ho hay hắt hơi. Bệnh sởi xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa đông - xuân. Khi thời tiết thuận lợi, bệnh dễ bùng phát thành dịch với đặc trưng là tình trạng phát ban dạng sần trên cơ thể. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi , đặc biệt là trẻ sơ sinh bởi sức đề kháng còn yếu. Vì thế, các mẹ cần lưu ý để phòng ngừa và phát hiện sớm cho trẻ tránh những biến chứng nguy hiểm.

Trẻ bị sởi có tắm được không?

tre-bi-soi

Trẻ bị sởi tắm có tắm được không?

Theo kinh nghiệm dân gian xưa, nhiều người thường kiêng nước kiêng gió cho trẻ khi bị mắc bệnh sởi. Bởi người ta cho rằng nếu tắm thì sẽ bị lạm nước dẫn đến viêm phổi và bệnh sẽ trở nặng hơn. Tuy nhiên trên thực tế thì điều này hoàn toàn không đúng.

Ths.Bs Trần Thị Thu Hương (Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: "Việc giữ gìn vệ sinh, tắm rửa hàng ngày cho trẻ trong giai đoạn mắc bệnh sởi là rất quan trọng vì nếu không đảm bảo vệ sinh da, trẻ rất dễ bị bội nhiễm. Các cha mẹ không nên kiêng quá kỹ mà không tắm cho trẻ hoặc chăm sóc trẻ ở nơi phòng quá kín".

Các loại lá khi tắm cho trẻ có tác dụng sát khuẩn, làm sạch da, phòng chống nguy cơ bội nhiễm da, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn, từ đó sức khỏe được cải thiện. Bên cạnh đó, khi sử dụng nước lá để tắm cho trẻ thì mẹ nên chú ý tránh tắm khi trẻ sốt cao, phát ban nặng hoặc trong giai đoạn ủ bệnh. Khi bé khỏe mạnh, các mẹ nên sử dụng các loại lá lành tính, có tính mát, sát khuẩn cao, có chứa nhiều tinh dầu để tắm cho bé. Dưới đây là một số loại lá giúp mẹ tham khảo.

Top 6 loại lá tắm an toàn cho trẻ bị sởi

Lá chè xanh

Từ xa xưa đến nay, lá chè xanh được rất nhiều các mẹ dùng để nấu nước tắm cho trẻ. Bởi trong lá trà xanh có chứa penol, catechin có tác dụng cực tối đối với làn da của trẻ nhỏ. Chúng có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, diệt khuẩn gây hại trên da. Bên cạnh đó, trong lá chè xanh có hàm lượng chất chống oxy hóa (EGCG) có khả năng kháng viêm rất tốt, được coi là kháng sinh tự nhiên, an toàn cho trẻ. Chính vì thế, việc đun lá chè xanh để tắm cho bé sẽ giúp trẻ có làn da sạch khỏe, nhanh hết mẩn ngứa, rôm sảy, viêm da cơ địa...

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách tắm lá chè xanh cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn

Lá và vỏ bưởi

la-buoi

Tinh dầu có trong lá và vỏ bưởi có tác dụng kháng khuẩn. (Hình ảnh minh họa)

Trong lá và vỏ bưởi có chứa nhiều chất kháng khuẩn và làm mịn da như pectin, amylaza, vitamin A, C tự nhiên,... Ngoài ra, tinh dầu trong vỏ bưởi có chứa nhiều chất chống oxy hóa và phytochemical giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa, kháng viêm, diệt khuẩn và nấm gây bệnh trên da.

Chính vì thế, đun là và vỏ bưởi làm nước lá tắm rất tốt cho da của trẻ. Ngoài ra, lá và vỏ bưởi còn được sử dụng để chữa trị các bệnh như: ho đờm, cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi và các bệnh như phong thấp,đau nhức cơ.

Tham khảo thêm:

- Cách tắm lá khế cho trẻ sơ sinh an toàn "Trị dứt điểm rôm"

- Chúng ta thường nhầm lẫn rôm sảy với những bệnh nào?

Lá và trái mướp đắng

Mướp đắng hay còn có tên gọi khác là khổ qua, cẩm lệ chi, mướp mủ,... Trong thành phần của mướp đắng có chứa kháng sinh tự nhiên giúp làm sạch da và sát khuẩn. Bên cạnh đó, lá và trái mướp đắng còn có khả năng chống lại viruss, ngăn chặn sự lây lan vi khuẩn trong các tế bào da. Chính vì thế, các mẹ thường dùng lá và trái mướp đắng để tắm cho trẻ giúp da của trẻ sạch sẽ, làm giảm tình trạng mẩn ngứa, ngăn ngừa bội nhiễm da khi trẻ mắc bệnh sởi.

Lá và vỏ chanh

la-va-qua-chanh

Tinh dầu trong lá chanh có tính sát khuẩn, làm sạch da. (Hình ảnh minh hoạ)

Lá và vỏ chanh cũng là loại lá thường được các mẹ dùng để nấu nước tắm cho trẻ. Trong lá và vỏ chanh có chứa nhiều tinh dầu có tính sát khuẩn, làm giảm dầu nhờn có trên da. Bởi vậy, các mẹ thường dùng để nấu nước tắm khi trẻ mắc các bệnh ngoài da khác, giúp bé nhanh hết mẩn ngứa và làm giảm tình trạng da bị bội nhiễm do bệnh sởi gây ra. Tuy nhiên, khi da trẻ bị trầy xước thì không nên sử dụng bởi có thể khiến bé bị đau rát.

Lá khế

Theo y học cổ truyền, lá khế có tính thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và giảm ngứa. Bởi thế lá khế thường được dùng làm nước tắm chữa các bệnh về da như: rôm sảy, viêm da, mề đay, làm giảm tình trạng mẩn ngứa... nhất là đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Ngoài ra, y học hiện đại còn chỉ ra rằng trong lá khế có chứa nhiều dưỡng chất như sắt, kẽm, magie, vitamin C và chất chống oxy hoá rất tối cho da.

Lá sài đất

la-sai-dat Lá sài đất thường được sử dụng để nấu nước tắm chữa rôm sảy ở trẻ. (Hình ảnh minh hoạ)

Trong Đông y, lá sài đất có vị chua, tính mát nên thường được dùng để thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt,... Bên cạnh đó, trong thành phần của lá có chứa chất kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn và làm sạch da. Chính vì điều đó, các mẹ thường sử dụng loại lá này để nấu nước tắm cho trẻ để chữa rôm sảy, viêm da cơ địa, cải thiện tình trạng da bị bội nhiễm do sởi.

Tham khảo thêm: Tắm lá sài đất cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn.

Cách tắm lá cho trẻ đúng cách

Cách tắm cho bé:

  • Các mẹ rửa sạch lá tắm với nước rồi sau đó ngâm với nước muối để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất.
  • Sau đó cho lá vào nồi nước đun sôi và đun khoảng 10-15 phút (có thể cắt nhỏ lá hoặc vò dập).
  • Lọc bỏ hết bã lá tắm và để nước nguội còn khoảng 35-40 độ.
  • Mẹ tắm cho bé nhẹ nhàng và nhanh chóng.
  • Lau khô người bé bằng khăn bông sạch mềm và mặc quần áo thoải mái, rộng rãi.

Ngoài ra, các mẹ cũng cần lưu ý một số điều dưới đây khi tiến hành tắm cho trẻ:

  • Nên chọn các loại lá tươi, không bị sâu bệnh, đảm bảo nguồn gốc.
  • Các mẹ không nên tắm quá lâu và lạm dụng tắm quá nhiều cho trẻ, nên tắm khoảng 1 lần/ ngày.
  • Tuyệt đối không nên lấy bã lá tắm chà lên da trẻ.
  • Tắm cho trẻ ở nơi kín gió, không có gió lùa, tắm nhanh dưới 10 phút.
  • Sau khi tắm, các mẹ nên giữ ấm người cho trẻ

Một số lưu ý khi chăm trẻ bị sởi

viem-da-co-dia-di-ung-an-gi

Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ. (Hình ảnh minh họa)

Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tắm các loại lá cho trẻ thì mẹ cũng nên chú ý một số vấn đề dưới đây:

  • Vệ sinh nhà cửa và môi trường sống xung quanh, giữ gìn phòng ốc sạch sẽ thoáng mát để ngăn ngừa tình trạng lây lan bệnh.
  • Hạn chế cho bé ra gió trời và các hoạt động tiếp xúc.
  • Nên cho bé uống nhiều nước hơn bình thường để tránh mất nước. Các mẹ có thể cho uống nước lọc hoặc nước thảo mộc.
  • Bổ sung thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin (nhất là vitamin A), khoáng chất, các loại rau củ quả chứa nhiều nước, cá và thịt nạc.
  • Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đạm, chất béo như thịt đỏ, thịt mỡ,... và các loại gia vị cay nóng.
  • Nếu trong trường hợp trẻ có những biến chứng như: đỏ mắt, sổ mũi, đau họng thì mẹ nên sử dụng kèm nước muối sinh lý theo hướng dẫn của bác sĩ

Ngoài ra, trong trường hợp trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm, sốt cao, nổi nhiều ban đỏ trên da,.. thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa và bệnh viện để thăm khám trong thời gian sớm nhất.