Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa - nguyên nhân là do đâu?

Cập nhật gần nhất 01:01, 23/11/2024
Mục lục

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu nên thường gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh là một trong những triệu chứng khiến không ít bà mẹ trẻ phải đau đầu lo lắng. Vì thiếu kinh nghiệm nên đôi khi các mẹ không biết phải xử lý ra sao nếu bỗng một ngày trên mặt hoặc cổ bé nổi những đốm mụn li ti. Việc tìm hiểu đúng nguyên nhân trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa sẽ giúp các mẹ điều trị cho bé hiệu quả.

1. Bé bị hăm da

tre-bi-benh-ham

Phần da bị hăm tã thường nổi mẩn đỏ, có thể khô hoặc ướt, các vết sưng hoặc lở loét khiến bé khó chịu, ngủ không yên giấc.

Cách nhận biết: 

Hăm thường xuất hiện ở trẻ từ 08 - 10 tháng tuổi, các vết hăm xuất hiện tại vùng da có nhiều nếp gấp như bẹn, háng của trẻ nhỏ. Vùng bị hăm thường nổi mẩn đỏ và nóng hơn những vùng da khác. Bé hay quấy khóc vì khó chịu, một số trường hợp nặng, hăm còn làm xuất hiện vết loét.

Nguyên nhân: 

  • Do cha mẹ đóng bỉm sai cách (quá chặt hoặc quá giày, thường xuyên 24/24) hoặc chọn lựa những loại bỉm khó thấm hút, chính vì thế nước tiểu và các chất thải phân hủy tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây bệnh.
  • Mẹ thường xuyên sử dụng phấn rôm để bôi vào sát vùng kín của con, dị ứng với tã lót.
  • Bé bị tiêu chảy kéo dài.

Chữa hăm thế nào?

Đầu tiên, mẹ phải chọn lựa lại loại bỉm mới và để phần dưới của bé được thống thoáng hơn, không đóng bỉm lâu khiến vùng kín bí bách và ẩm ướt. Trị hăm có thể sử dụng một vài loại thuốc mỡ như Bepanthen, Penaten…để giúp tạo ra lớp màng bảo vệ da tránh tiếp xúc với chất thải mà con bài tiết ra. Ngoài ra còn một vài loại thuốc kem kháng sinh chứa corticoid khác thường không nên dùng quá 1 tuần. Tuy nhiên, các mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi điều trị cho con, không tự ý chữa trị tại nhà bằng bất kỳ loại thuốc nào. Trong dân gian, nhiều người thường dùng lá chè xanh, lá khế hay trầu không đun lấy nước để rửa vùng kín cho bé giúp trị hăm tã, mẹ cũng có thể tham khảo cách này để giúp bé dịu bớt sự khó chịu.

2. Rôm sảy

tre-em-bi-rom-say Rôm sảy có 3 loại: Rôm sảy kết tinh, rôm sảy đỏ và rôm sảy sâu

Cách nhận biết: 

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện vào mùa nóng, khi mồ hôi khó bài tiết nên bị ngưng tụ dưới lớp thượng bị hình thành lên cácđám mụn li ti có màu trắng hoặc đỏ. Mụn rôm thường mọc ở những vùng da nhiều mồ hôi như trán, cổ, nách, bẹn của trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân:

  • Thời tiết nóng bức, bé hoạt động nhiều khiến mồ hôi bài tiết quá mức làm bít tắc nang lông
  • Mẹ cho trẻ mặc quá nhiều lớp quần áo, đóng bỉm tã chặt
  • Không gian vui chơi và ngủ của bé thiếu thoáng mát

Chữa rôm cho bé thế nào?

Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa vì rôm sảy khá dễ chữa và có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần nếu bạn giữ mát cơ thể cho bé, tắm mát, mặc đồ thoáng mát co giãn tốt. Tuy nhiên, khi rôm sảy đã chuyển thể nặng hơn có mủ và áp xe thì tốt nhất nên mang bé tới cơ sở y tế để được khám chữa nhanh chóng và kịp thời. 

3. Mụn trứng cá sơ sinh

rom-say-o-be Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa có thể là mụn nang kê

Nhận biết:

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là mụn nang kê, thường xuất hiện khoảng 1 tuần sau khi bé được sinh ra (có khoảng 20% trường hợp trẻ sơ sinh có mụn kê sau khi sinh). Mụn thường có trên mặt nhất là hai bên má, thỉnh thoảng xuất hiện ở sau lưng. Những đốm mụn này sẽ càng tấy đỏ hơn khi bé nóng hơn hoặc tiếp xúc với sữa mẹ hay nước bọt.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân chính xác hiện nay vẫn chưa được xác định. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có nguồn gốc từ việc ảnh hưởng của hormone của người mẹ khi mang thai.

Cách chữa:

Mụn này có thể tự hết sau vài tuần hoặc một vài tháng. Khi bé bị nổi mụn, mẹ không nên tự ý bôi thuốc hay chạm tay vào mụn của con. Mẹ nên tắm cho con bằng nước ấm, lau sạch và khô người sau khi tắm. Tránh các nguồn thức ăn có thể gây dị ứng (hải sản, đậu phộng, trứng...) và làm trầm trọng thêm nốt mụn. Chỉ nên cho con tắm nắng vào thời gian sáng sớm, tránh tác động mạnh từ ánh nắng mặt trời.

4. Sốt phát ban

Trẻ nổi ban đỏ khắp người có thể kèm theo triệu chứng sốt cao

Trẻ nổi ban đỏ khắp người có thể kèm theo triệu chứng sốt cao

Nhận biết:

Trẻ bị sốt phát ban có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 2 tuần. Dấu hiệu điển hình là các mảng da nổi mẩn đỏ quanh người, chúng thường phẳng và nằm ẩn tạo thành một vùng da quầng trắng. Trẻ có thể bị sốt cao lên tới 40 độ kèm theo mệt mỏi, chán ăn.

Nguyên nhân:

Là do virus herpers 6 hoặc 7 gây ra

Trẻ bị nổi mẩn ngứa do sốt phát ban xử lý thế nào?

Mẹ nên cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước để hạ nhiệt. Giảm sốt bằng cách lau mát bằng nước ấm cho bé, uống thêm các chế phẩm bù điện giải hoặc thuốc hạ sốt ( tham khảo tư vấn của chuyên gia y tế trước khi thực hiện).

5. Chàm (Eczema)

cham-ezema-o-tre-so-sinh Chàm Ezema là những vùng da màu đỏ thường xuất hiện trên ngực, cánh tay, cổ, khuỷu tay, mặt,..

Nhận biết:

Chàm ezema hay còn gọi là bệnh viêm da mãn tính lớp da bị bệnh thường màu đỏ, khô và bong vẩy. Nếu bị nặng, các vùng da sẽ đỏ hơn và ứa nước, chàm làm trẻ bị ngứa và muốn gãi, vùng da sẽ nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với xà phòng, nước xả vải, nước hoa...

Nguyên nhân:

  • Tiền sử gia đình có người thường bị hen suyễn hay sốt mùa hè, trẻ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện,
  • Người có cơ địa da khô, da mỏng hoặc dễ dị ứng

Trẻ bị chàm Ezema chữa thế nào?

Chàm nếu do nguyên nhân di truyền thường không thể ngăn chặn được. Với trường hợp trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, chúng ta hoàn toàn có thể tránh được bằng việc cách ly trẻ với các nguồn dễ gây dị ứng (chất tẩy rửa vải, lông, bụi, phấn hoa...) và thoa kem dưỡng ẩm cho bé. Trẻ bị chàm có thể điều trị bằng một số loại kem bôi steroid trong thời gian ngắn, không nên bôi lâu dài vì có thể bị chai thuốc. Tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi điều trị.

5. Nhiễm nấm Candida

tre-so-sinh-bi-nhiem-nam-cadida Trẻ sơ sinh bị nhiễm nấm Candida - Hình minh họa

Nhận biết:

Trẻ bị nhiễm nấm Candida có dấu hiệu là các đám mụn ửng đó có rìa xung quanh và đóng vảy khô thường xuất hiện ở các vùng da nhiều nếp gấp như bẹn, quanh mông rồi lan nhanh ra vùng đùi. Nấm Candida còn có thể gây ra bệnh tưa lưỡi ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân:

  • Nấm Cadida có thể truyền từ mẹ sang con khi sinh thường và người mẹ bị viêm nhiễm âm đạo vì nấm men này.
  • Ngoài ra, những trẻ mặc bỉm tã chặt, không được lau rửa thường xuyên làm da bị ẩm dễ dàng bị viêm nhiễm.

Điều trị:

Có rất nhiều loại thuốc gel, thuốc mỡ bôi ngoài da kháng nấm dùng cho những vùng da nhạy cảm.  Điều trị nấm Candida ở da có thể dùng cả kem thoa có chất cortisone và kem chống nấm Candida theo toa bác sĩ. Ngoài trẻ sơ sinh thường bị nổi mẩn ngứa ngoài do các nguyên nhân thường gặp nêu trên, một số trường hợp khác trẻ có vấn đề về gan mật, dị ứng với thuốc điều trị, nổi mề đay, nhiễm giun sán hay bị bệnh đái tháo đường bẩm sinh cũng có thể làm xuất hiện triệu chứng nổi mẩn ngứa ngoài da ở trẻ.