Cấu trúc da đầu và các vấn đề da đầu thường gặp phải

Cập nhật gần nhất 13:56, 30/06/2024
Mục lục

Chăm sóc da đầu khỏe mạnh không chỉ dừng lại ở việc dưỡng da bên ngoài mà còn cần quan tâm đến cả các yếu tố bên trong. Hãy cùng Cỏ Mềm tìm hiểu về cấu trúc của da đầu và cách duy trì sức khỏe cho da một cách toàn diện bạn nhé!

da đầu

Cấu trúc da đầu

Theo Tiến sĩ Kaustav Guha (Giám đốc bộ phận R&D, SkinKraft Labs), da đầu được cấu tạo từ các lớp da và mô dưới da bao phủ xương sọ. Đây là mô mềm, đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ vòm sọ khỏi chấn thương và các tác nhân lây nhiễm. Da đầu có 5 lớp, được viết tắt là S.C.A.L.P., bao gồm:

da đầu

  • S - Skin (da): Da có nhiều nang lông và tuyến bã nhờn, giúp bôi trơn tự nhiên.

  • C - Connective tissue (mô liên kết): Gồm một lớp mỡ dưới da, mạch máu, dây thần kinh và hệ thống bạch huyết. Các nang tóc mọc sâu đến lớp này.

  • A - Aponeurosis: Một lớp mịn nhưng dai, kết nối cơ trán và cơ chẩm với nhau.

  • L - Loose connective tissue (mô liên kết lỏng): Chứa tế bào plasma, tế bào mast và tế bào mỡ adipocytes. Đây là “vùng nguy hiểm” vì nhiễm trùng có thể lan rộng trong lớp này và truyền qua lớp pericranium bên dưới.

  • P - Pericranium or periosteum (màng xương): Lớp ngoài cùng của xương sọ, là mô liên kết gắn kết với xương hộp sọ. Nó gồm hai lớp là lớp sợi (ngoài cùng) và lớp cambium (trong cùng).

Các loại da đầu phổ biến

3 loại da đầu phổ biến nhất là:

da đầu

Da đầu khô: Biểu hiện là da căng, thường xuất hiện vảy gàu và bong tróc. Tình trạng này thường gây ngứa và khó chịu, mất thẩm mỹ do xuất hiện nhiều gàu. 

Da đầu dầu: Khi trời nóng, hormone trong cơ thể thay đổi, kích thích tuyến bã nhờn trên da đầu sản xuất nhiều dầu hơn, dễ gây bết dính. Tóc thường xỉn màu, kém thẩm mỹ và gây cảm giác khó chịu, nhờn ngứa. 

Da đầu nhạy cảm: Da dễ bị kích ứng và tổn thương do bề mặt da mỏng. Khi gặp tình trạng này, chúng ta thường cảm thấy da đầu ngứa, nóng ran, rát và dễ nổi mụn. Tình trạng kích ứng sẽ trở nên nặng hơn nếu bạn căng thẳng, stress, sống trong môi trường không khí ô nhiễm hoặc sử dụng hóa chất làm tóc,...

Các vấn đề da đầu thường gặp phải

Rụng tóc

Rụng tóc có thể kéo dài nhiều năm hoặc xảy ra đột ngột. Nguyên nhân gây rụng tóc thường do thay đổi nội tiết tố sau sinh, mãn kinh, rối loạn tuyến giáp, hóa trị, trầm cảm, các bệnh tự miễn, viêm da đầu, di truyền,… Tùy vào nguyên nhân, phương pháp điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc bôi, thuốc uống hoặc các biện pháp công nghệ cao. 

da đầu

Bệnh vẩy nến

Trên da đầu, vảy nến thể mảng thường xuất hiện nhiều nhất. Biểu hiện của bệnh vảy nến là các mảng vảy trắng hoặc đỏ trên da. Vảy nến có thể gây ngứa, nếu gãi quá nhiều có thể dẫn tới chảy dịch hoặc máu. Rụng tóc nhẹ có thể xuất hiện ở những vùng da bị vảy nến.

da đầu

Vảy nến là một rối loạn tự miễn, do đó các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng kìm hãm sự phát triển của bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh vảy nến có thể gây chàm hóa, lichen hóa, bội nhiễm hoặc ung thư da, đỏ da toàn thân và biến dạng khớp.

Viêm nang lông (viêm nang tóc)

Viêm nang lông chủ yếu do tụ cầu vàng, vi khuẩn mủ xanh, nấm, virus herpes và viêm nang lông Decalvans. Một số yếu tố làm bệnh phát triển bao gồm da đầu ẩm ướt, tăng tiết mồ hôi, gãi cào, nhổ tóc, dị ứng sản phẩm chăm sóc tóc, dùng thuốc bôi corticoid lâu ngày, suy giảm miễn dịch, suy thận và thiếu sắt,...

da đầu

Biểu hiện của viêm nang tóc là xuất hiện những mụn nhỏ ở nang lông, không có vảy, không đau. Phương pháp điều trị có thể là sử dụng dung dịch sát khuẩn kết hợp với kháng sinh bôi tại chỗ hoặc kháng sinh toàn thân.

Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã (viêm da đầu) có biểu hiện khá giống vảy nến. Các dấu hiệu nhận biết là xuất hiện gàu, da đầu bị đỏ ở nang lông và lan rộng, có thể lan xuống vùng trán, sau tai, ống tai ngoài và gáy. 

da đầu

Tăng tiết chất bã trên da đầu là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Điều trị viêm da tiết bã bằng cách thường xuyên gội đầu với dầu gội chống nấm, kết hợp với các loại thuốc chống nấm như ketoconazol, bifonazol hoặc ciclopiroxolamin. Thuốc uống Isotretinoin cũng được sử dụng để giảm bài tiết chất bã.

Nấm đầu

Nấm đầu có biểu hiện khá giống viêm da đầu, nhưng nặng hơn có thể dẫn đến mụn mủ kèm theo rụng tóc. Tóc ở vùng tổn thương có thể mọc lại, nhưng nếu tổn thương sâu có thể để lại sẹo và gây rụng tóc vĩnh viễn. Trong trường hợp nặng hoặc suy giảm miễn dịch, nấm có thể xâm nhập sâu và gây nhiễm nấm máu hoặc nội tạng. 

da đầu

Để điều trị nấm đầu, cần cắt tóc ngắn để thuận tiện cho việc bôi thuốc, gội đầu bằng các sản phẩm có tính sát khuẩn và chống nấm. Cần dùng thêm thuốc chống nấm và điều trị tình trạng nhiễm khuẩn. Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần giữ vệ sinh da đầu, hạn chế gội đầu vào ban đêm và giữ tóc khô ráo.

Gàu ngứa

Gàu biểu hiện bằng những vảy nhỏ màu trắng rơi trên áo. Gàu là tình trạng tích tụ da chết, có thể do một loại nấm trên da gây ra. Gàu không lây và không nguy hiểm, nhưng gây ngứa, không gây đỏ hoặc đóng vảy trên da đầu.

da đầu

Dù không có cách điều trị dứt điểm nhưng gàu dễ dàng kiểm soát bằng cách gội đầu thường xuyên với dầu gội thuốc chứa một hoặc nhiều thành phần sau:

  • Coal tar 

  • Zinc pyrithione 

  • Salicylic acid 

  • Selenium sulfide 

  • Ketoconazole (có thể mua không cần toa cho loại chứa 1% và cần toa của bác sĩ cho loại chứa 2%).

Những lưu ý khi lựa chọn dầu gội cho da đầu

Khi chọn dầu gội cho da đầu, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

da đầu

Chọn dầu gội phù hợp với loại tóc: Dầu gội dành cho tóc mỏng nên có các thành phần giúp tóc trông dày hơn. Đối với tóc xoăn, dầu gội nên chứa các chất giúp giữ nếp tóc, trong khi tóc uốn lại cần dầu gội có thành phần bảo vệ khỏi nhiệt độ cao.

Chọn dầu gội theo nhu cầu cụ thể: Nếu bạn có những vấn đề đặc biệt như gàu, rụng tóc, hay tóc hư tổn, hãy chọn dầu gội có công thức chuyên biệt để giải quyết những vấn đề này.

Thử trước khi mua: Trước khi sử dụng dầu gội trên toàn bộ da đầu, hãy thử trên một vùng da nhỏ để đảm bảo không gây kích ứng.

Ưu tiên dầu gội cân bằng độ pH: Độ pH lý tưởng cho dầu gội là khoảng 5.5, giúp bảo vệ tóc mà không gây hại. Kiểm tra thông tin về độ pH trên nhãn sản phẩm để đảm bảo bạn chọn được dầu gội phù hợp.

Chọn dầu gội có thành phần thảo dược: Dầu gội chứa các thành phần thảo dược như bồ kết, bạc hà, nhân sâm, dầu argan và dầu hoa hướng dương thường an toàn và dịu nhẹ cho mọi loại tóc. Các loại dầu gội này không chỉ kích thích sự phát triển của tóc mà còn ít gây kích ứng, đảm bảo lành tính khi sử dụng.

Bài viết trên tổng hợp các loại da đầu và cách chăm sóc phù hợp. Để có mái tóc đẹp và không bị ngứa, gàu hay khó chịu, bạn hãy tìm hiểu loại da đầu của mình để chăm sóc một cách hiệu quả nhất nhé!