Những thông tin thú vị về tinh dầu quế có thể bạn chưa biết
Chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới các loại tinh dầu có nguồn gốc từ thiên nhiên, trong đó tinh dầu quế là một trong những sản phẩm được ưu ái hơn cả. Bạn đã biết những gì về tinh dầu quế rồi nhỉ? Hãy cùng Cỏ Mềm tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Tinh dầu quế
Tinh dầu quế là gì?
Tinh dầu quế đơn giản là loại tinh dầu được chưng cất, chiết xuất từ cây quế (thân, vỏ, lá, rễ). Sở dĩ tinh dầu quế thường được sử dụng hơn cả trong các loại tinh dầu là bởi Quế - nguyên liệu chính sản xuất ra nó được sử dụng rất phổ biến trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Cây quế, có tên khoa học là Cinnamomum Cassia, thuộc họ long não Lauraceae, là một trong những loại dược liệu - gia vị lâu đời nhất trên thế giới. Quế đặc trưng bởi vị cay, mùi thơm, tính nóng, được sử dụng làm gia vị, hương liệu khử mùi và thuốc chữa bệnh.
Tinh dầu quế được chưng cất từ thân, vỏ, rễ, lá của cây quế
Tinh dầu quế gồm những thành phần nào?
Tinh dầu quế được chiết xuất từ cây quế, chứa thành phần đặc trưng là Aldehyd Cinnamic với tỷ lệ quyết định chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, tinh dầu quế còn chứa các thành phần hóa học khác là Linalool và Eugenol. Bên cạnh đó, người ta còn thêm vào một số thành phần phụ liệu để tạo ra thành phẩm hoàn chỉnh.
Có mấy loại tinh dầu quế?
Hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều loại tinh dầu quế với độ tinh khiết và mùi hương khác nhau. Sau đây là 4 loại tinh dầu quế phổ biến hơn cả:
Tinh dầu quế nguyên chất
Đây là loại tinh dầu quế đang được ưa chuộng nhất, được chiết xuất từ 100% nguyên liệu quế, với yêu cầu hàm lượng Aldehyd Cinamic >70%. Ưu điểm nổi bật của tinh dầu quế nguyên chất là khả năng cho mùi hương tự nhiên và kéo dài.
Tinh dầu quế Blend
Không còn là quế nguyên chất, tinh dầu quế Blend có thêm sự kết hợp của các loại tinh dầu khác như cam, chanh, táo trên một loại dầu nền (dầu dừa hoặc dầu oliu). Tinh dầu pha trộn có mùi thơm phong phú và dễ chịu hơn, nhưng nhanh mất mùi và khó phân biệt với những loại tinh dầu hương liệu.
Tinh dầu quế hương liệu
Loại tinh dầu này chủ yếu sử dụng các thành phần hóa học để tạo mùi hương như tinh dầu nguyên chất. Tuy nhiên chúng sẽ có thêm mùi hắc khó chịu và bay hương nhanh.
Tinh dầu quế Ấn Độ
Tinh dầu quế Ấn Độ là sản phẩm chiết xuất từ quế Ấn Độ, được nhập khẩu vào Việt Nam, có mùi khác lạ so với các sản phẩm trong nước.
Tinh dầu quế có tác dụng gì? Dùng như thế nào?
Tinh dầu quế trị cảm ho sốt
Dược liệu quế tính cay nóng và khả năng kháng khuẩn tốt nên thường được dùng giải cảm, hạ sốt, trị ho. Tinh dầu quế thường được sử dụng vào buổi sáng sớm hoặc ban đêm trước khi đi ngủ để giữ ấm cơ thể đồng thời giúp loại bỏ dần các triệu chứng trên. Bạn sẽ cảm nhận rõ được hiệu quả chỉ với một vài giọt tinh dầu xông hơi mỗi ngày.
Tinh dầu quế giải cảm, hạ sốt rất hiệu quả
Ngoài tinh dầu quế thì tràm gió cũng là 1 trong những lựa chọn tuyệt vời làm dầu gió em bé để ngăn ngừa côn trùng và phòng chống ho sốt rất hiệu nghiệm
Khử mùi, xua đuổi côn trùng
Hương thơm của tinh dầu quế có tác dụng mạnh trong việc loại bỏ những mùi lạ ở quần áo, đồ đạc và mọi nơi trong căn phòng của bạn, cũng như đẩy lùi các loại côn trùng như muỗi, ruồi, kiến, gián. Đồng thời, tinh dầu quế còn có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả, giữ độ an toàn và sạch sẽ cho không gian sống. Để khử mùi và xua đuổi côn trùng, bạn có thể hòa lượng nhỏ tinh dầu quế vào nước lau sàn hoặc dùng máy khuếch tán hay đèn xông tinh dầu.
Sử dụng tinh dầu quế để khử mùi, xua đuổi côn trùng rất tốt
Tinh dầu quế tốt cho tim mạch
Tinh dầu quế có tính nóng, giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể, tăng sức co bóp của tim, tăng chuyển hóa Lipid, giảm lượng Malondialdehyde, làm chậm quá trình Oxy hóa. Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng tinh dầu quế kết hợp tập aerobic giúp ngăn ngừa sự rối loạn lipid máu, giảm thiểu đáng kể nguy cơ xơ vữa động mạch đồng thời cải thiện sức khỏe tim mạch.
Thư giãn, an thần
Các loại tinh dầu thiên nhiên nói chung và tinh dầu quế nói riêng có khả năng khuếch tán hương thơm nhẹ nhàng dễ chịu, giúp bạn giải tỏa căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, xoa dịu tâm trạng và dần đi vào giấc ngủ. Phương pháp tinh dầu quế thường được sử dụng cho những người bị mất ngủ dạng nhẹ, mất ngủ do stress, rối loạn lo âu.
Cải thiện tiêu hóa
Quế có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, thúc đẩy các quá trình trao đổi chất. Sử dụng tinh dầu quế thường xuyên giúp bạn hạn chế cảm giác thèm ăn, nhờ đó khống chế được cân nặng. Đồng thời, do chứa các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn như Eugenol, tinh dầu quế còn hỗ trợ điều trị loét dạ dày, làm giảm các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa như buồn nôn, đau bụng, ợ hơi,...
Tinh dầu quế giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn
Dưỡng da, môi, tóc, trị mụn
Tính sát khuẩn, kháng viêm của tinh dầu quế được ứng dụng trong dưỡng da, trị mụn, loại bỏ tế bào chết. Bạn có thể sử dụng tinh dầu quế kết hợp với một số loại dầu nền như dầu dừa, dầu hạnh nhân để có một làn da khỏe mạnh, mịn màng và một đôi môi đầy đặn, mềm mại.
Tinh dầu quế cũng thường được sử dụng cho nhu cầu dưỡng tóc nhờ khả năng kích thích lưu thông máu, tăng độ mượt mà và chắc khỏe cho mái tóc. Để đảm bảo an toàn, tránh kích ứng và đạt được hiệu quả như mong đợi, bạn không nên sử dụng trực tiếp tinh dầu quế mà hãy trộn hỗn hợp gồm 2 - 3 giọt tinh dầu quế và 2 thìa cà phê dầu dừa, sau đó thoa lên những vùng da, môi, da đầu cần thiết.
Bảo vệ răng miệng
Cho thêm tinh dầu quế vào thành phần nước súc miệng sẽ làm tăng khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng, hạn chế các vấn đề thường gặp về nướu.
Tinh dầu quế dùng cho đối tượng nào?
Tinh dầu quế là sản phẩm có độ lành tính cao, phù hợp với đông đảo người sử dụng, đặc biệt là những đối tượng sau:
- Dân văn phòng gặp nhiều vấn đề căng thẳng thần kinh, stress, mất ngủ
- Người tiền đình kém, say tàu xe, mệt mỏi.
- Phụ nữ có nhu cầu làm đẹp, cải thiện sức khỏe và tinh thần.
- Người có vấn đề tim mạch, tiêu hóa, người già lưu thông máu kém.
- Người có sức đề kháng yếu trong các thời điểm giao mùa, gió lạnh,...
Bên cạnh đó, cần thận trọng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho một số đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 6 tuổi, người da nhạy cảm, người có các bệnh thâm niên,...
Tinh dầu quế dưỡng da hiệu quả, có thể dùng cho chị em muốn làm đẹp
Cách làm tinh dầu quế tại nhà
Ngoài lựa chọn mua tinh dầu quế tại cửa hàng, bạn cũng có thể chọn cách tự làm tinh dầu quế tại nhà với các cách làm khá đơn giản và đảm bảo vệ sinh dưới đây. Lưu ý để tinh dầu có chất lượng tốt, bạn nên lựa chọn nguyên liệu quế đảm bảo độ dày, mùi thơm nồng, vị cay ngọt, có màu vàng đậm, không xỉn màu hay ẩm mốc.
Làm tinh dầu quế bằng cách ngâm quế
Chuẩn bị:
- Quế: 5 - 10 thanh
- Dầu nền (dầu dừa/ hạnh nhân/ ô liu/ mơ…): 2 chén
- Vải sạch: 1 miếng
- Lọ thủy tinh: 2 - tối màu, có nắp, khô sạch
Tiến hành:
- Lấy các thanh quế xếp vào lọ thủy tinh, cho dầu nền đến ngập.
- Đậy nắp lọ, để nơi thoáng mát trong 30 ngày, thỉnh thoảng nghiêng bình để tăng tốc độ tiết dầu quế.
- Dùng miếng vải sạch lọc tinh dầu, chứa trong lọ thủy tinh còn lại để sử dụng lâu dài.
Cách thủy chiết xuất tinh dầu
Chuẩn bị:
- Vỏ quế khô: 300g, rửa sạch
- Nồi kích cỡ phù hợp
- Nước: 500ml
- Lọ thủy tinh có nắp, lọ thủy tinh có nắp tối màu
- Vải sạch
Tiến hành:
- Đun sôi nước, cho vỏ quế khô vào.
- Tiếp tục đun đến khi hỗn hợp sôi lăn tăn, cho vào lọ thủy tinh.
- Lắc nhẹ, đóng nắp lọ.
- Đặt lọ vào một nồi nước khác, đun cách thủy đến khi màu dung dịch trong lọ chuyển vàng.
- Để nguội rồi lọc qua vải vào lọ thủy tinh có màu.
Đun nóng để điều chế tinh dầu quế
Chuẩn bị:
- Dầu ô liu: 200ml
- Bột quế: ½ cốc (hoặc 1-2 thanh quế cắt vụn)
- Nồi/ chảo nhỏ
- Vải sạch/ lưới lọc cafe
- Lọ thủy tinh có nắp
Tiến hành:
- Đun sôi dầu ô liu (nhiệt độ thích hợp).
- Thêm quế, khuấy đều, để sôi 3 phút.
- Để nguội, lọc bằng vải sạch hoặc lưới lọc cafe vào lọ thủy tinh.
- Để nơi thoáng mát 30 ngày trước khi sử dụng.
Chưng cất tinh dầu quế tại nhà
Nếu bạn có đam mê với việc tự làm tinh dầu quế tại nhà và có nhiều thời gian, bạn có thể tham khảo Hướng dẫn chưng cất tinh dầu quế tại nhà: Nguyên liệu:
- Lá quế (ít tinh dầu nhất)
- Cành quế (ít tinh dầu hơn vỏ)
- Vỏ quế (nhiều tinh dầu nhất)
Chuẩn bị dụng cụ: Nồi áp suất tự chế thêm ống dẫn sinh hàn để chưng cất tinh dầu. Tiến hành:
- Xử lý lá: Rửa sạch, bỏ phần lá già, cắt nhỏ.
- Cành, vỏ: Rửa sạch, cắt nhỏ.
- Cho nguyên liệu vào nồi chưng cất, thêm nước vừa đủ.
Tác dụng phụ của tinh dầu quế
Tinh dầu quế có nguồn gốc từ thiên nhiên, khá an toàn, lành tính và phù hợp với đa phần người sử dụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cần thận trọng vì sản phẩm có thể đem lại một số tác dụng không mong muốn.
Kích ứng đường hô hấp
Tinh dầu quế có tính nóng, mùi khá mạnh nên lạm dụng ngửi quá thường xuyên và liên tục sẽ gây ra một số kích ứng đường mũi, đường hô hấp, thậm chí gây tác dụng ngược làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Dị ứng
Đây là phản ứng thường gặp với những người mẫn cảm với dược liệu quế hoặc một số thành phần khác có trong tinh dầu, đặc biệt khi sử dụng tinh dầu nguyên chất không pha loãng, biểu hiện bằng các triệu chứng mẩn ngứa, sưng phù thậm chí khó thở. Để hạn chế tối đa hiện tượng này, bạn nên test phản ứng của cơ thể bằng cách thoa một lượng nhỏ đã pha loãng tinh dầu quế lên mu bàn tay hoặc xương quai xanh, đợi trong 15 - 20 phút và chú ý các phản ứng bất thường của cơ thể.
Nóng trong, nhiệt miệng
Tinh dầu quế có tính nóng, có thể gây cảm giác nóng rát ở miệng khi uống, đặc biệt với những người đang bị loét miệng, viêm chân răng, viêm nướu,...
Sử dụng tinh dầu quế không đúng cách có thể dẫn đến dị ứng
Với cách dùng đơn giản cùng tác dụng tốt, không khó hiểu khi tinh dầu nói chung và tinh dầu quế nói riêng ngày càng được ưa chuộng. Đọc xong bài viết này, bạn có muốn thử sử dụng các sản phẩm tinh dầu quế không? Để lại bình luận chia sẻ với chúng mình nhé, và cũng đừng ngần ngại inbox nếu bạn có điều gì thắc mắc nha.