Hé lộ những công dụng của dầu thầu dầu với sức khỏe và làm đẹp

Cập nhật gần nhất 17:37, 23/11/2024
Mục lục

Dầu thầu dầu là một thành phần được sử dụng rộng rãi trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Dù vậy, không ít người trong chúng ta đều chưa thực sự hiểu rõ về công dụng của loại dầu ép từ hạt cây thầu dầu. Và nếu quan tâm tới tác dụng của nguyên liệu thiên nhiên này, bạn đọc hãy tham khảo ngay bài viết chia sẻ của Cỏ Mềm dưới đây nhé!

dầu thầu dầu

Dầu thầu dầu là gì?

Theo Wikipedia, “Dầu thầu dầu còn có tên là "castor oil". Đây là một loại dầu thực vật thu được bằng cách ép hạt cây thầu dầu (Ricinus communis)”.

Cụ thể hơn, dầu thầu dầu còn được gọi là dầu hải ly, là 1 loại dầu béo không bay hơi, chiết xuất từ hạt của cây thầu dầu. Cây thầu dầu có chiều cao khoảng 4 - 5 mét. Các cành non của cây thường có lớp phấn màu trắng. Mép lá cây có răng cưa, cuống lá dài. Hoa thầu dầu có thể nở ở đầu cành hoặc nách lá, có màu đỏ. Quả nang của cây thường có màu xanh hoặc tím nhạt, có các gai mềm và chứa 3 hạt bên trong. Hạt cây có hình bầu dục, bề mặt màu nâu xám và có vân màu đỏ hoặc nâu đen.

dầu thầu dầu

Dầu thầu dầu chứa nhiều thành phần hoá học như axit béo, flavonoid, axit amin, hợp chất phenolic, terpenoid và phytosterol. Trong đó, axit ricinoleic chiếm tới gần 90% tổng lượng axit béo và là một hợp chất đặc biệt hiếm có.

Công dụng của dầu thầu dầu có thể bạn chưa biết

Dầu thầu dầu có tác dụng gì? Dầu hạt thầu dầu có nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe và sắc đẹp. Cụ thể:

Công dụng của dầu thầu dầu với sức khỏe

Một số tác dụng chính của loại tinh dầu này là:

Trị táo bón: Dầu ép từ hạt thầu dầu có khả năng nhuận tràng tự nhiên. Loại dầu này có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, giúp làm sạch đường ruột và giảm táo bón. Để sử dụng, bạn có thể uống 1 muỗng dầu hạt thầu dầu trước khi đi ngủ hoặc pha với nước cam, mặc dù vị của nó hơi đắng và khó uống. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá 3 ngày liên tiếp để tránh nguy cơ tiêu chảy. Để giúp trẻ nhỏ trị táo bón, bạn có thể xoa nhẹ dầu thầu dầu quanh vùng hậu môn của bé để hỗ trợ quá trình thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.

dầu thầu dầu

Làm lành vết thương nhanh chóng: Bôi dầu thầu dầu lên vết thương giúp kích thích quá trình phục hồi tổn thương mô, giảm tình trạng khô da và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời, loại dầu này cũng hỗ trợ loại bỏ tế bào da chết, giúp quá trình làm lành vết thương diễn ra nhanh chóng hơn.

Giảm đau và chống viêm: Dầu hạt cây thầu dầu chứa axit ricinoleic có tính kháng viêm mạnh mẽ. Nghiên cứu đã chứng minh rằng bôi loại dầu này lên da có thể giúp giảm viêm và đau, đặc biệt là trong các bệnh như viêm khớp và chấn thương.

Trị bệnh nấm răng miệng: Dầu thầu dầu có khả năng kháng nấm và có thể giúp chống lại nấm candida, bảo vệ sức khỏe răng miệng. Để đẩy lùi tình trạng nhiễm nấm chân răng và cải thiện màu sắc men răng, bạn có thể súc miệng bằng dầu hạt thầu dầu sau khi thức dậy.

dầu thầu dầu

Điều trị các vấn đề về mắt: Nhà thám hiểm Hy Lạp Herodotus ghi lại trong cuốn sách của mình rằng nữ hoàng Cleopatra đã sử dụng loại dầu tuyệt vời này để làm sáng mắt. Ngoài ra, dầu hạt thầu dầu cũng được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các vấn đề sau:

  • Giảm khô mắt: Dầu hạt thầu dầu được coi là một trong những phương pháp tự nhiên tốt nhất để giảm tình trạng khô mắt. Nó giúp cung cấp độ ẩm và bôi trơn cho mắt, từ đó hạn chế tình trạng khô mắt. 

  • Hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể: Dầu thầu dầu cũng là một phương pháp hiệu quả để ngăn chặn sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể ở giai đoạn sớm. Bằng cách thường xuyên sử dụng dầu hạt thầu dầu như một phần của chế độ chăm sóc mắt, bạn có thể bảo vệ sức khỏe của mắt và giảm nguy cơ mắc đục thủy tinh thể trong tương lai.

  • Ngăn chặn nhiễm trùng mắt: Dầu hạt thầu dầu có khả năng kháng lại vi khuẩn và virus, giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng mắt. 

Lưu ý rằng trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào để chăm sóc mắt, bạn nên thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Công dụng của dầu thầu dầu trong làm đẹp

Tác dụng của dầu thầu dầu trong làm đẹp bao gồm:

Trị rạn da: Dầu thầu dầu chứa axit béo không bão hòa, đặc biệt là axit ricinoleic, giúp duy trì độ ẩm cho da và ngăn ngừa tình trạng mất nước. Do đó, nó thường được sử dụng trong các sản phẩm kem chống rạn da. Khi sử dụng, bạn chỉ cần xoa dầu lên vùng da khô hoặc có nguy cơ rạn da. Bạn nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ để giúp da hấp thụ các hoạt chất trong dầu một cách hiệu quả.

dầu thầu dầu

Giảm mụn: Dầu hạt cây thầu dầu có tác dụng làm sạch tế bào da chết, kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus, hỗ trợ điều trị mụn viêm. Nó cũng giúp kiểm soát lượng dầu thừa và loại bỏ bụi bẩn khỏi lỗ chân lông, giảm nguy cơ hình thành mụn. Đặc biệt, với hàm lượng axit béo cao, loại dầu này có khả năng làm mờ các vết thâm mụn bằng cách kích thích sự phát triển của các tế bào da khỏe mạnh.

Để sử dụng dầu hạt thầu dầu trị mụn, đầu tiên bạn xông mặt bằng nước nóng trong khoảng 10 - 15 phút để làm giãn nở lỗ chân lông. Sau đó, bạn lấy 1 muỗng dầu thầu dầu, xoa lên mặt, sau đó để thấm trong khoảng 45 - 60 phút. Cuối cùng, rửa mặt lại với nước ấm. Thực hiện quy trình này khoảng 2 lần/tuần là được.

Dầu thầu dầu dưỡng tóc, dưỡng mi và chống gàu: Dầu hạt cây thầu dầu rất thích hợp với những người có tóc khô và tổn thương vì nó có công dụng cung cấp độ ẩm cho tóc. Chất béo trong loại dầu này giúp bôi trơn tóc, làm tăng độ suôn mượt và giảm nguy cơ gãy rụng tóc. Bên cạnh đó, dầu thầu dầu dưỡng mi tốt, giúp làm dài mi nhanh hơn. Ngoài ra, nó cũng có khả năng giảm gàu nhờ vào tính chất giữ ẩm và chống viêm.

dầu thầu dầu

Cách sử dụng dầu thầu dầu cho tóc là bạn có thể thoa một lượng dầu hạt thầu dầu vừa đủ lên da đầu và nhẹ nhàng xoa bóp. Sau đó, để dầu thấm trong khoảng 10 - 15 phút trước khi gội đầu lại bằng dầu gội (là cách ủ tóc bằng dầu thầu dầu). Để dưỡng mi, buổi tối trước khi đi ngủ bạn nên dùng tăm bông chấm vào dầu hạt thầu dầu rồi chuốt từ chân mi lên ngọn lông mi, sáng hôm sau rửa lại với nước.

Lưu ý khi sử dụng dầu thầu dầu

Mặc dù hạt cây thầu dầu là một sản phẩm lành tính và tự nhiên nhưng vì mỗi người lại có cơ địa khác nhau nên chúng ta cần sử dụng loại dầu này một cách thận trọng. Dưới đây là những lưu ý bạn cần bỏ túi ngay:

dầu thầu dầu

  • Trước khi dùng dầu hạt thầu dầu, bạn hãy thoa lên một vùng da nhỏ để kiểm tra xem có phản ứng dị ứng hay mẩn đỏ không. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn sở hữu làn da mỏng manh, nhạy cảm.

  • Dầu hạt thầu dầu là một nguyên liệu tự nhiên và cần thời gian để thấy rõ tác dụng trên da. Vì vậy, bạn cần phải kiên nhẫn khi sử dụng.

  • Hãy luôn lựa chọn mua dầu thầu dầu chất lượng cao và nguyên chất. Tránh mua các sản phẩm kém chất lượng vì chúng có thể gây hại cho làn da của bạn.

  • Để đảm bảo độ an toàn và hiệu quả, bạn hãy tuân thủ hướng dẫn sử dụng dầu hạt thầu dầu về cách dùng, liều lượng và thời gian dùng.

Những tác dụng phụ của dầu thầu dầu

Tuy là 1 thành phần tự nhiên hữu ích đối với sức khỏe và làm đẹp nhưng trong một số trường hợp, dầu hạt cây thầu dầu có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Đó là:

dầu thầu dầu

  • Dầu hạt thầu dầu được một số bác sĩ sản khoa chỉ định cho mẹ bầu để gây chuyển dạ. Do đó, phụ nữ mang thai (ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ) nên tránh sử dụng loại dầu này, dù là uống hay bôi lên bụng. Nếu bạn đang mang thai và muốn sử dụng nguyên liệu này với mục đích giảm tình trạng khô da, rạn da thì hãy tham vấn ý kiến bác sĩ trước.

  • Dầu hạt cây thầu dầu có khả năng giảm táo bón khá hiệu quả cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều lượng cần thiết, nó có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải. Vì vậy, bạn cần sử dụng đúng liều lượng được bác sĩ hướng dẫn.

  • Có thể xảy ra phản ứng dị ứng khi sử dụng dầu hạt thầu dầu. Do đó, trước khi sử dụng lên một vùng da rộng, bạn nên thử bôi một lượng nhỏ lên quai hàm để kiểm tra phản ứng của cơ thể. Nếu có bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào, bạn hãy ngưng sử dụng ngay lập tức.

Dầu thầu dầu là 1 nguyên liệu tự nhiên có nhiều công dụng đối với sức khỏe và làn da. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng nguyên liệu này đúng theo hướng dẫn của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn, tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.