Lanolin là gì? Những điều cần biết về lanolin không thể bỏ qua

Cập nhật gần nhất 00:58, 29/04/2024
Mục lục

Lanolin là “ứng cử viên” sáng da cho những ai có nhu cầu dưỡng ẩm. Tuy nhiên, với những ai chưa biết về thành phần này thì vẫn băn khoăn về hiệu quả đem lại có thực sự tốt như lời đồn không. Vì vậy, Cỏ Mềm sẽ chia sẻ một số thông tin để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về loại dầu này nhé!

lanolin

Lanolin là gì?

Theo Wikipedia, Lanolin còn gọi là mỡ len hoặc sáp len, là loại sáp tiết ra từ tuyến bã nhờn của động vật có lớp lông len. Lanolin được con người sử dụng có nguồn gốc từ cừu nhà được gây giống đặc biệt chuyên lấy len. 

lanolin

Nhiều dược sĩ thường gọi lanolin như chất béo len (adeps lanae); tuy nhiên thành phần lại thiếu glycerit (este glycerol) nên nó không phải là chất béo thật sự. Nó chủ yếu bao gồm các ester sterol thay thế, thuộc tính chống thấm nước của lanolin giúp cừu khi bị đổ nước vào lớp lông phủ ngoài. Vì vậy, cừu có thể sản sinh được lượng lớn lanolin. Mối tương quan nghịch giữa đường kính sợi và hàm lượng sáp len. Ngày nay, chất này được sử dụng để bảo vệ, điều trị và làm đẹp khá phổ biến.

Công dụng của lanolin trong mỹ phẩm

Trong mỹ phẩm thành phần này thường được chiết xuất dưới dạng kem hoặc dầu, và được các chị em đặc biệt yêu thích sử dụng. Dưới đây là một số công dụng điển hình:

Dưỡng mềm môi

Theo byrdie.com, lanolin có khả năng thâm nhập vào hàng rào độ ẩm của môi, thay vì các thành phần khác chỉ cung cấp độ ẩm cho lớp trên cùng của môi. Vì thế, nó thường được sử dụng rộng rãi trong sản xuất sản phẩm son dưỡng và mặt nạ môi đắp qua đêm.

lanolin

Một trong những sản phẩm dưỡng môi tiêu biểu được nhiều chị em ưa chuộng sử dụng là mặt nạ ngủ môi Môi Hồng Cỏ Mềm. Với khả năng dưỡng ẩm, làm mềm môi, loại bỏ tế bào chết trên môi, ngăn ngừa thâm môi, cải thiện tình trạng môi khô nẻ và bong tróc, giúp đôi môi trở nên bóng mịn, mềm mại hơn.

Chăm sóc tóc mềm mượt

Không chỉ được sử dụng trong các sản phẩm dưỡng môi mà Lanolin còn được dùng trong các sản phẩm chăm sóc tóc. Bởi một số thành phần của nó có tác dụng phục hồi tóc khô rối, hư tổn, gãy rụng, trả lại cho bạn mái tóc mềm mượt hơn. 

Dưỡng ẩm, làm mềm da

Lanolin được cho là “cứu cánh” cho các chị em có làn da khô. Bởi nó có chứa nhiều axit béo cùng dưỡng chất có tác dụng điều trị môi nứt nẻ, da khô, phát ban tã, ngứa da, vết cắt nhỏ, bỏng nhẹ và trầy xước, giúp dưỡng ẩm, phục hồi da, nuôi dưỡng da khỏe hơn.

lanolin

Đặc biệt, nó còn được sử dụng làm kem dưỡng ẩm ngừa hăm da em bé cực kỳ tốt. Chẳng hạn như sản phẩm kem em bé Cỏ Mềm, hỗ trợ cải thiện tình trạng chàm da, mẩn ngứa, nứt nẻ, rôm sảy, hăm tã cho bé làn da mềm mại, mịn màng, có thể sử dụng cho cả những làn da nhạy cảm nhất.

Chống lão hóa da

Lanolin có tác dụng ngừa lão hóa da sớm, giúp trẻ hóa làn da. Nó giúp kích thích sản xuất collagen, một protein quan trọng giữ cho da đàn hồi và săn chắc. Đặc biệt, nó còn hạn chế sản sinh sắc tố melanin, phòng ngừa hình thành vết thâm, nám, đồi mồi,... 

Ngoài những công dụng trên thì nó còn được sử dụng làm thành phần cho các loại mỹ phẩm khác nhau như toner, dầu tẩy trang hay sơn móng tay,...

Những tác dụng phụ của lanolin

Lanolina có thể rất hiệu quả với những người không bị dị ứng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, một số ít người có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như:

lanolin

  • Dị ứng: Loại dầu này có thể gây ra tình trạng dị ứng khi tiếp xúc với da của một số người. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng 1.7% người sử dụng sản phẩm gây ra phản ứng dị ứng. Triệu chứng dị ứng bao gồm: sưng vị trí bôi như mắt, miệng, môi, phát ban trên da,... Vì vậy, hãy phòng ngừa tình trạng dị ứng bằng cách test thử trên da tay trước.

  • Ngộ độc: Tình trạng ngộ độc có thể xảy ra khi chẳng may ăn phải loại dầu này. Đặc biệt là khi sử dụng son dưỡng môi cần lưu ý cẩn thận để không nuốt phải quá nhiều dầu. Biểu hiện của tình trạng ngộ độc như phát ban, tiêu chảy, nôn, sưng đỏ da,... Vì vậy, không nên sử dụng quá nhiều sản phẩm trên những vùng da có nguy cơ nuốt phải như môi,...

Lưu ý khi sử dụng lanolin

Dù có nhiều tác dụng rất tốt nhưng khi sử dụng lanolin thì người dùng cần lưu ý một số điểm sau:

lanolin

  • Người có làn da nhờn chỉ nên thoa với lượng ít hơn để tránh việc tiết quá nhiều dầu, gây tắc nghẽn lỗ chân lông.

  • Người có làn da nhạy cảm nên thử nghiệm phản ứng trên 1 vùng da nhỏ. Điều này giúp ngăn ngừa các phản ứng dị ứng lan rộng nếu chẳng may gặp phải.

  • Tránh thoa lên vùng da nhạy cảm như mắt, bên trong khoang mũi/ miệng và vùng âm đạo/ bẹn trừ khi có chỉ định của bác sĩ. 

  • Kiểm tra thông tin trên nhãn để biết hướng dẫn về các vùng da cần tránh khi thoa sản phẩm. Chẳng hạn như vết thương hở, da bị tổn thương, da bị trầy xước, da bị kích ứng,...

Thông qua bài viết chia sẻ trên, Cỏ Mềm hy vọng bạn đọc đã có thêm kiến thức về thành phần này và cách ứng dụng vào quy trình chăm sóc da hàng ngày. Tuy nhiên, không phải bất kỳ sản phẩm skincare nào chứa lanolin cũng gây hại cho da dầu mụn. Điều bạn cần làm là tìm hiểu kỹ về tỷ lệ của thành phần này trong mỹ phẩm và lưu ý cách patch test trước khi sử dụng trên diện tích lớn.