Tác dụng tuyệt vời của cây sài đất trong sức khoẻ, làm đẹp

Cập nhật gần nhất 16:21, 13/05/2024
Mục lục

Hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, chúng ta không chỉ cảm nhận sự thư thái tinh thần mà còn được hưởng lợi từ những vị thuốc tự nhiên cực lành tính. Trong kho báu ấy, cây sài đất từ lâu đã được coi là một phương thuốc quý báu với tác dụng tuyệt vời cho cả sức khoẻ và làm đẹp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cây sài đất có tác dụng gì và cây sài đất như thế nào,.. Cùng tham khảo bài viết này để tìm được những thông tin hữu ích nhất nhé!

sài đất

Giới thiệu về cây sài đất

Cây sài đất là cây gì? Sài đất hay còn có tên gọi khác là: cúc nhám, ngổ núi, sơn cúc bò. Sài đất tên khoa học/danh pháp: Sphagneticola calendulacea. Đây chính là một loài thực vật có hoa thuộc họ Cúc. Loài cây này được (L.) Pruski miêu tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1996. (Theo Wikipedia).

sài đất
Hình ảnh cây sài đất ta rất dễ để bạn bắt gặp ở những cánh đồng

Cây sơn cúc bò - một loài thân thảo khiêm tốn, có thể được tìm thấy ở vùng nhiệt đới trải dài khắp nơi. Đặc biệt, ở Việt Nam, bạn có thể bắt gặp hình ảnh cây cúc nhám ở ngay ven đường, bờ đê, ao rừng hay bên bờ hồ. Tập tính mọc hoang của nó khiến chúng ta dễ nhầm lẫn với những bông cỏ xanh xám. Càng thú vị hơn, mỗi miền đất nước lại gọi loài cây này bằng những cái tên riêng, tạo thêm một mảng màu sắc đa dạng trong kho tàng văn hóa dân tộc.

Đặc điểm cây sài đất

Mặc dù cúc nhám rất phổ biến ở nước ta, tuy nhiên rất nhiều người vẫn không biết cây sài đất ta trông như thế nào. Đừng lo những đặc điểm dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng nhận dạng cây hơn:

Mô tả thực vật

Cúc nhám là một loài cây cỏ mọc bò lan trên mặt đất và thường tồn tại trong nhiều năm. Trên thân của cây, ở những vị trí khác nhau, sẽ có các đốt mọc ra với rễ gắn kết. Lá của cây ngổ núi mọc đối diện nhau, mang hình dáng bầu dục. Mặt lá phía mép có những răng cưa thưa. Cả lá và thân của cây đều có phủ lớp lông nhỏ, hoa thường mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành của cây. Những cụm hoa này đi kèm với cuống dài và mang màu vàng rực rỡ.

sài đất
Hoa sài đất màu vàng thường mọc ở ngọn và kẽ lá

Mô tả dược liệu

Ngổ núi đặc trưng bởi các đoạn thân ngắn không đều với nang lông cứng. Lá mọc đối và gần như không có cuống. Phiến lá có hình bầu dục thon, hai đầu thì hơi nhọn, dài khoảng 1,5 – 5 cm, rộng từ 0,8 – 2 cm. Hai mặt có lớp lông nhám, mặt trên là màu lục xám, có đốm trắng, còn mặt dưới có màu nhạt hơn. Gân chính cùng cặp gân phụ đầu tiên nổi rõ. 

Mép lá có từ 3 đến 5 đôi răng cưa rất thưa, nông. Cụm hoa hình đầu, có màu vàng, mọc ở ngọn và cành, cuống cụm hoa thường dài 5 – 10 cm. Hoa ở vòng ngoài sẽ có hình lưỡi nhỏ, đơn tính (hoa cái), hoa ở giữa thì hình ống, lưỡng tính. Sài đất dược liệu có mùi hơi thơm như trám nên còn được gọi là húng trám và có vị ngọt, hơi chua.

Cây sài đất có mấy loại?

Dựa vào cấu trúc và đặc điểm về hình dáng, Sài đất được phân thành hai loại chính: cây Sài đất hoa vàng và cây Sài đất hoa trắng.

Ngổ núi hoa vàng là một loài phổ biến, loại cây này thường trang trí đường phố, xuất hiện trong các bồn hoa và tại các công trình công cộng.

sài đất
Cây sài đất hoa trắng còn có tên là cúc đồng

Còn cây cúc nhám hoa trắng, hay còn được gọi là cây cúc đồng, cũng mang những đặc điểm cơ bản tương tự như loài hoa vàng. Tuy nhiên hoa của cây cúc đồng thường mọc cao hơn so với loài hoa vàng, khoảng từ 10 - 15cm trên mặt đất. Thân cây thường lớn hơn và có ít lá hơn so với cây ngổ núi hoa vàng.

Phân bổ 

Cây sài đất mọc ở đâu có lẽ là quan tâm của rất nhiều người. Theo đó, ngổ núi thường gắn liền với các tỉnh phía Bắc của nước ta. Điều đặc biệt là giống cây này thích hợp và phát triển mạnh mẽ tại những vùng có khí hậu mát mẻ, ẩm ướt.

Tác dụng của cây sài đất

Xoay quanh công dụng của ngổ núi, có rất nhiều câu hỏi đặt ra như: Sài đất có tác dụng gì? Lá sài đất có tác dụng gì? Uống cây sài đất có tác dụng gì? Hay cây sài đất có ăn được không?... Dưới đây Cỏ Mềm xin chỉ ra những tác dụng phổ biến nhất của dòng cây này:

Đối với sức khỏe

Dù mọc hoang dại nhưng cây cúc nhám chứa nhiều dược chất quý. Trong 100ml tinh dầu, có 29,7% chất béo, 1,2% tinh dầu, 1,14% carotene, 3,75% chlorophylle, 3,75% phytosterol và nhiều chất khác như mucin, tainin, lignin,.. Nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng lá của cây ngổ núi chứa cả wedelolacton, demethyl wedelolactone, norwedelic acid và saponin triterpen – đều là những dưỡng chất có trong nhân sâm.

sài đất
Ngổ núi chính là một trong những vị thuốc chữa bệnh được lưu truyền từ nhiều đời

Chính vì thế, loài cây này còn được xem là thần dược chữa rất nhiều bệnh như: Tiêu độc, giải độc gan, xơ gan, viêm tuyến vú, bắp chuối, hay đau mắt. Ngoài ra ngổ núi còn chữa được cảm sốt và uống dùng trong phòng biến chứng bệnh sởi.

Đối với làm đẹp

Là một loại cây cực lành tính, cúc nhám còn dùng để trị các bệnh lý phổ biến về da như: rôm sảy, viêm nhiễm ngoài da (viêm da cơ địa), chàm hay mẩn ngứa ngoài da như mề đay, do eczema, mụn nhọt và dị ứng các loại,..

Một số bài thuốc

Theo các chuyên gia Y tế tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, cây húng trám (sài đất) có nhiều tác dụng đã được nghiên cứu và áp dụng hiệu quả trong thực tế. Tuy nhiên, cách sử dụng sẽ thay đổi tùy theo từng loại bệnh. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện cho từng trường hợp cụ thể:

Mụn nhọt: Kết hợp 30gr sơn cúc bò, 10gr ké đầu ngựa, 12gr thổ phục linh, 12gr bồ công anh cùng 10gr kim ngân hoa sau khi rửa sạch. Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc với 2 lít nước, có thể uống và tắm để giúp làm mờ mụn nhọt nhanh chóng.

sài đất
Chữa mụn nhọt với sài đất khô hoặc tươi đều rất nhạy

Viêm bàng quang: Pha 35gr cúc nhám, 20gr bồ công anh, 16gr cam thảo đất và 20gr mã đề vào 1 lít nước. Đun sôi với lửa vừa cho đến khi còn một phần ba là được. Sau đó bạn hãy lọc nước rồi uống sau bữa trưa và tối để giúp làm giảm viêm bàng quang.

Viêm gan: Sắc 20gr ngổ núi, 20gr thổ phục linh, 12gr cam thảo đất và 20gr kim ngân trong nước. Với 200gr nước cốt thu được sẽ chia làm 2 lần trong ngày, mỗi lần 100gr. Nếu bạn kiên trì uống sau một tháng có thể giúp thanh lọc gan khá hiệu quả và an toàn.

Cảm cúm: Chia đều 10gr cúc nhám, 10gr kinh giới, 30gr kim ngân hoa, 10gr tía tô, 10gr cam thảo đất, 3gr lá sinh khương và 2gr mạn kinh trong 4 chén nước. Đun sôi đến khi còn một nửa, chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống liên tục 3 ngày có thể giải cảm cúm. Và để tăng hiệu quả của phương pháp này, bạn có thể dùng sài đất kết hợp với tía tô, kinh giới và cúc tần để đun xông người nhé!

sài đất
Tắm lá sài đất cho bé bị rôm sảy chính là lựa chọn của rất nhiều mẹ bỉm hiện nay

Tắm cho trẻ sơ sinh: Đây là bài thuốc dân gian trị rôm sảy cực nhạy. Ba mẹ chỉ cần lấy một nắm cây ngổ núi nhỏ rồi rửa thật sạch, sau đó vò nát và cho vào nồi nấu nước để tắm cho trẻ. Sau khi tắm cho con, bạn nên lưu ý tắm lại bằng nước sạch và rồi lau khô cơ thể cho bé. Nếu có thể hãy kết hợp thêm với cỏ mần trầu để trị rôm sảy tốt hơn ba mẹ nhé!

Cách sử dụng

Để sử dụng cây sơn cúc bò một cách đúng chuẩn và hiệu quả, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Luôn tuân theo hướng dẫn của chuyên gia y tế hoặc các nguồn tin đáng tin cậy. Bạn đừng tự ý tăng hoặc giảm liều dùng mà không có sự hướng dẫn. Tốt nhất hãy đảm bảo sử dụng liều lượng vừa đủ và hợp lý bạn nhé!

  • Các bài thuốc từ ngổ núi tốt nhất không nên được dùng sau khi để qua đêm.

  • Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của thuốc, bạn hãy chú ý bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Tránh để thuốc bị ẩm, mốc, hoặc hỏng.

  • Nếu bạn dự định đắp cây sài đất lên da nhưng lo lắng về tác động đối với làn da nhạy cảm, hãy thử đắp lên một phần nhỏ da, chẳng hạn như tay. Nếu trong khoảng thời gian 24 giờ sau không có triệu chứng phản ứng nào xuất hiện, bạn có thể yên tâm sử dụng.

  • Đảm bảo mua cúc nhám dược liệu và các nguyên liệu từ những nguồn cung cấp uy tín và được kiểm định. Điều này giúp đảm bảo chất lượng và tác dụng của các sản phẩm mà bạn sử dụng, từ đó giúp bạn yên tâm hơn!

Hy vọng với những chia sẻ hữu ích được Cỏ Mềm gợi ý ở bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tác dụng của cây sài đất. Và để được cập nhật thêm nhiều kiến thức về làm đẹp, các nàng đừng quên đón chờ những bài viết mới từ Cỏ Mềm nhé!