Tất tần tật tác dụng của kem chống nắng nhất định phải biết
Khi đề cập đến các sản phẩm chăm sóc da, không thể không nhắc đến kem chống nắng - một phần quan trọng trong chu trình dưỡng da. Tuy nhiên, không phải bạn gái nào cũng thực sự hiểu rõ về tác dụng của kem chống nắng là gì? Và nếu có chung thắc mắc này, bạn hãy tham khảo ngay thông tin giải đáp từ Cỏ Mềm dưới đây nhé!
Kem chống nắng là gì?
Ánh nắng mặt trời có các tia cực tím UVA, UVB và UVC - những yếu tố có thể gây hại cho làn da như cháy nắng, bỏng da, sạm da, nám da, tàn nhang và lão hóa da. Quan trọng hơn, chúng cũng có khả năng tăng nguy cơ gây ung thư da. Do đó, việc bảo vệ da khỏi tác nhân có hại từ ánh sáng mặt trời là điều vô cùng quan trọng.
Và kem chống nắng chính là sản phẩm hữu hiệu nhất. Theo Wikipedia, “Kem chống nắng là một loại kem dưỡng da, có dạng kem, dạng xịt, dạng gel hoặc các sản phẩm đặc trị khác giúp hấp thụ hoặc phản xạ một số bức xạ tia cực tím (UV) của mặt trời. Do đó, nó giúp chống lại nguy cơ cháy nắng. Sử dụng thường xuyên kem chống nắng cũng có thể làm chậm hoặc giảm sự phát triển của nếp nhăn, nốt ruồi và da chảy xệ”.
Dựa theo thành phần tác dụng của kem chống nắng, có thể phân loại sản phẩm như sau:
-
Kem chống nắng vật lý: Chứa các thành phần như oxit kẽm và titanium dioxide, có công dụng tạo một lớp màn chắn trên da để phản xạ, hấp thụ tia UV.
-
Kem chống nắng hóa học: Chứa những hợp chất hóa học như oxybenzone, avobenzone, octinoxate, hoặc homosalate, thấm vào da và hấp thụ tia UV trước khi gây hại cho làn da.
Tất tần tật tác dụng của kem chống nắng đối với da
Kem chống nắng là sản phẩm nhất thiết phải có trong bộ sản phẩm chăm sóc da của chị em vì nó mang lại nhiều tác dụng quan trọng như:
Bảo vệ da khỏi tia UV có hại
Kem chống nắng cho da dầu mụn thường chứa các hợp chất hóa học hoặc vật lý để ngăn chặn bức xạ tử ngoại, bao gồm tia UVA1, UVA2, UVB và UVC. Tia cực tím có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy được, và những tia có bước sóng ngắn hơn có khả năng gây tổn thương sinh học cao hơn.
Và tác dụng của kem chống nắng đầu tiên là bảo vệ da. Bộ lọc hóa chất trong kem chống nắng hóa học thường có tác dụng chống lại bức xạ UVA1, UVA2 và UVB. Các hợp chất như Oxybenzone, Avobenzone, Octocrylene và Ecamsule được sử dụng để hấp thụ bức xạ tử ngoại cường độ cao. Ngược lại, kem chống nắng vật lý sử dụng bộ lọc vật lý chứa Titanium dioxide và kẽm oxit, giúp phản xạ tia cực tím ra khỏi da, bảo vệ tế bào da khỏi tổn thương do tác động của tia cực tím.
Combo Kem Chống Nắng + Xịt Khoáng Hoa Hồng
Ngăn ngừa lão hoá da hiệu quả
Tia UVA (chiếm 95% lượng tia UV), có khả năng kích thích cơ thể sản xuất enzyme MMPs, loại enzyme tiêu hủy cấu trúc nền của da. Enzyme này tiêu hủy các protein dạng sợi như Collagen, Elastin, Laminin, Fibronectin và phân tử giữ nước Proteoglycans, gây hư hại cấu trúc nền của da. Điều này dẫn đến các dấu hiệu lão hóa sớm như da nhăn, mỏng, mất đàn hồi, khô sạm, lỏng lẻo và thiếu sức sống.
Ngoài ra, tia cực tím khi xâm nhập vào da còn tăng cường sản xuất các gốc tự do, góp phần làm suy yếu cấu trúc nền của da, tạo điều kiện cho sự xuất hiện nếp nhăn và vết chân chim.
Tổn thương da do tia cực tím, đặc biệt là UVA, không dễ dàng phục hồi. Do đó, việc phòng ngừa và bảo vệ da bằng kem chống nắng trở nên cực kỳ quan trọng. Một nghiên cứu trên trang Verywellhealth cho thấy rằng, ở nhóm người dưới 55 tuổi sử dụng kem chống nắng đúng cách và thường xuyên, nguy cơ phát triển các dấu hiệu lão hóa sớm giảm đi 24% so với nhóm người không sử dụng hoặc sử dụng không đều. Như vậy, một tác dụng của kem chống nắng không thể không nhắc đến chính là khả năng chống lão hóa da hữu hiệu.
Tác dụng của kem chống nắng: Giảm nguy cơ cháy nắng
Kem chống nắng không chỉ có tác dụng ngăn ngừa mà còn đặc biệt hiệu quả trong việc làm giảm tình trạng cháy nắng và sạm da. Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài mà không có biện pháp bảo vệ, làn da dễ bị "bỏng nắng". Tình trạng này thường đi kèm với biểu hiện da bong tróc, sưng đỏ, nổi mẩn và có thể gây ngứa.
Một nghiên cứu được công bố trên NCBI (Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia) vào tháng 8/2008 đã chỉ ra rằng da cháy nắng trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ mắc khối u ác tính trên da. Do đó, tác dụng của kem chống nắng là bảo vệ làn da một cách toàn diện.
Xem thêm: Sai Lầm Khi Bôi Kem Chống Nắng Không Phải Ai Cũng Biết
Ngăn ngừa sạm da, đốm nâu, tàn nhang
Melanin là một chất hấp thụ ánh sáng được sản xuất bởi tế bào melanocytes, có nhiệm vụ bảo vệ da và cơ thể khỏi tác động tiêu cực của tia cực tím. Khi tiếp xúc quá nhiều với tia UV cường độ cao, melanin tối màu sẽ tăng sinh quá mức, gây ra tình trạng da ngăm đen, tối màu, nám sạm, tàn nhang, làm cho làn da trở nên già nua và mất sức sống.
Tác dụng của kem chống nắng là kiểm soát melanin tối màu. Các lớp màng lọc trong kem chống nắng có khả năng hấp thụ và chuyển hóa tia UV giúp giảm nguy cơ tăng sản xuất melanin tối màu dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Điều này giúp duy trì làn da khỏe mạnh, đều màu và giảm nguy cơ sạm nám.
Tác dụng của kem chống nắng: Hỗ trợ ngăn ngừa mụn
Những người sở hữu làn da mụn thường được bác sĩ khuyên nên bổ sung kẽm. Theo nhiều nghiên cứu, kẽm oxit được biết đến với khả năng điều trị mụn hiệu quả. Ngoài ra, kẽm còn là một trong những thành phần hữu ích giúp ngăn chặn tác động của ánh nắng mặt trời.
Kẽm oxit là thành phần chủ yếu có trong kem chống nắng vật lý. Do đó, tác dụng của kem chống nắng vật lý không chỉ giúp cải thiện tình trạng mụn, giảm viêm sưng, mà còn bảo vệ làn da khỏi tác động của tia cực tím, hỗ trợ ngăn ngừa mụn.
Ngăn ngừa khả năng ung thư da
Tia UV có khả năng giảm sự hình thành tế bào Langerhans - các tế bào miễn dịch ở lớp gai của da có vai trò quan trọng trong việc chống lại yếu tố gây hại. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ tổn thương cấu trúc DNA, ức chế quá trình sản xuất tế bào mới khỏe mạnh và tăng nguy cơ ung thư da do các đột biến gen.
Theo The Washington Post, mỗi năm có khoảng 5 triệu ca ung thư da được chẩn đoán, và hơn 90% trong số đó liên quan với việc tiếp xúc với tia cực tím. Tia cực tím được xem là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các loại ung thư da phổ biến.
Vì vậy, việc thoa kem chống nắng hàng ngày là rất quan trọng để giảm nguy cơ ung thư da. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác dụng của bôi kem chống nắng đều đặn là có thể giúp ngăn chặn sự xuất hiện của 3 loại ung thư da phổ biến, bao gồm ung thư da tế bào đáy, ung thư da tế bào sừng và ung thư hắc tố. Ngược lại, tác hại của việc không sử dụng kem chống nắng chính là làm tăng nguy cơ ung thư. Vậy 1 ngày sử dụng kem chống nắng mấy lần với lượng bao nhiêu để đảm bảo hiệu quả chống nắng tối ưu? Tham khảo tại đây.
Tác dụng của kem chống nắng: Tạo lớp nền trang điểm
Tác dụng của kem chống nắng cho da mặt là gì? Dành cho những người không muốn sử dụng nhiều lớp mỹ phẩm và ưa thích phong cách trang điểm nhẹ nhàng, kem chống nắng có thể là sự thay thế hoàn hảo để thay thế kem nền. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại kem chống nắng tích hợp cả công dụng tạo lớp nền trang điểm nhẹ nhàng, giúp nàng có làn da tươi tắn, rạng rỡ, che mờ các khuyết điểm mà không tạo cảm giác nặng mặt. Những sản phẩm này không chỉ tạo ra một lớp nền mịn màng mà còn giúp nâng tông da một cách tự nhiên.
Kem chống nắng có tác dụng trong bao lâu?
Về câu hỏi tác dụng của kem chống nắng trong bao lâu thì đáp án là tùy thuộc vào chỉ số SPF của sản phẩm. SPF (Sun Protection Factor) là hệ số bảo vệ da khỏi tác động của tia UVB trong ánh nắng mặt trời. Chỉ số SPF thường được sử dụng để đánh giá khả năng của kem chống nắng trong việc bảo vệ da. Hiện chỉ số SPF được quy định trong các dòng kem chống nắng có giá trị thấp nhất là 15, cao nhất là 100.
Đối với định mức quốc tế, 1 SPF tương đương với khả năng bảo vệ da trong khoảng 10 phút. Điều này cũng được hiểu là bạn chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao thì khả năng chống nắng càng mạnh, thời gian tác dụng trên da càng lâu dài. Vậy kem chống nắng có tác dụng mấy tiếng?
Cụ thể:
-
Kem chống nắng SPF 30 có thể bảo vệ da trong khoảng 300 phút (5 giờ).
-
Kem chống nắng SPF 45 có thể bảo vệ da trong khoảng 450 phút (7,5 giờ).
-
Kem chống nắng SPF 50 có thể bảo vệ da trong khoảng 500 phút (8,3 giờ).
Khi đánh giá về tác dụng của kem chống nắng, chỉ số SPF cũng có thể hiểu theo phần trăm bảo vệ làn da trước tác hại của tia UVB, như sau:
-
SPF 15 ngăn chặn khoảng 93% tia UVB.
-
SPF 30 ngăn chặn khoảng 97% tia UVB.
-
SPF 50 ngăn chặn khoảng 98% tia UVB.
Như vậy, tác dụng của kem chống nắng thường chỉ có hiệu quả trong khoảng thời gian ngắn và đòi hỏi cần phải bôi lại thường xuyên để duy trì tác dụng bảo vệ da. Cụ thể:
-
Thời gian hiệu quả ban đầu: Tác dụng của việc bôi kem chống nắng thường cho khả năng bảo vệ ngay lập tức khi được bôi lên da, cho phép bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời một cách an toàn ngay tức thì. Để đạt hiệu quả tối đa, cần chờ ít nhất 15 - 30 phút để kem chống nắng thẩm thấu hoàn toàn vào da trước khi ra khỏi nhà.
-
Thời gian bôi lại: Bạn nên bôi lại kem chống nắng sau khoảng 2 giờ hoặc sau khi tiếp xúc với nước hoặc đổ mồ hôi nhiều. Nếu bạn tham gia hoạt động ngoài trời có tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, như bơi, tập thể dục, hay chơi thể thao, nên bôi lại kem chống nắng thường xuyên hơn, khoảng 1 - 2 giờ một lần. Thời gian bôi lại cũng có thể phụ thuộc vào chỉ số chống nắng (SPF), hoạt động của bạn và điều kiện môi trường.
Trên đây là giải đáp của Cỏ Mềm về tác dụng của kem chống nắng và bật mí những kiến thức hữu ích khác. Việc sử dụng kem chống nắng đúng cách giúp bảo vệ da khỏi tác động có hại của tia UV và duy trì sức khỏe làn da. Hãy vận dụng những kiến thức này để bảo vệ làn da luôn khỏe mạnh và rạng ngời bạn nhé.