Cỏ Mềm: Tạo động lực phát triển kinh tế cho đồng bào vùng cao (Nguồn VTV.vn)

Cập nhật gần nhất 22:57, 01/11/2024
Mục lục

VTV.vn - Sở hữu mô hình kinh tế bền vững, Cỏ Mềm không chỉ lan tỏa sản phẩm chất lượng tới cộng đồng, mà còn tạo động lực phát triển cho người dân Sìn Hồ, Lai Châu.

Những bản làng trên độ cao 1700m

Sà Dề Phìn là một xã vùng cao thuộc huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đây là nơi có địa hình núi cao lên tới 1.700m so với mực nước biển. Điều kiện tự nhiên tương đối khó khăn cho việc thâm canh lúa nước và hoa màu vì thời tiết giá lạnh, sương muối khắc nghiệt. Xã Sà Dề Phìn hiện tại có 4 bản với 460 hộ dân, dân số khoảng 2.000 người, trong đó, đồng bào dân tộc Mông, Dao chiếm tỉ lệ lên đến 98%.

Mặc dù, trong nhiều năm qua, các chỉ số phát triển của Sìn Hồ đều có sự cải thiện, nhưng nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương này vẫn còn tồn tại không ít khó khăn: Kinh tế phát triển chưa đồng đều; tỷ lệ hộ nghèo còn cao; mức thu nhập của người dân còn thấp và nhiều người chưa có việc làm ổn định...

Cỏ Mềm tạo động lực phát triển kinh tế cho đồng bào vùng cao
Địa hình núi cao hiểm trở của xã Sà Dề Phìn

Trong khi đó, theo chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ, để làm tốt công tác phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, trước hết, chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị doanh nghiệp, đẩy mạnh đầu tư xây dựng mô hình kinh tế bền vững, tạo công ăn việc làm - sinh kế lâu dài, để người dân gia tăng thu nhập, làm giàu trên chính quê hương mình.

Tạo động lực phát triển bằng mô hình kinh tế tuần hoàn bền vững

Hưởng ứng lời kêu gọi xây dựng vùng trồng sâm Lai Châu của tỉnh Lai Châu, Cỏ Mềm không chỉ là đơn vị tiên phong bảo tồn và phát triển loại dược liệu quý của đất nước, mà còn đi đầu trong hoạt động nâng cao, cải thiện đời sống cho người dân địa phương tại Sìn Hồ.

Hiện tại, công ty vận hành và phát triển vùng trồng của Cỏ Mềm đã có tổng gần 60 nhân sự, trong đó, lao động là người dân bản địa chiếm gần 80%.

Cỏ Mềm tạo động lực phát triển kinh tế cho đồng bào vùng cao
Lao động địa phương làm việc trong nhà màng trồng sâm của Cỏ Mềm

Riêng Xã Sà Dề Phìn, sau khi Cỏ Mềm đặt vùng trồng tại đây, đời sống của người dân đã có những cải thiện đáng kể. Anh Mùa A Đông cho biết: “Trước đây, mình chỉ ở nhà trồng lúa, trồng ngô, chăn nuôi gà vịt, lợn và đi rừng, công việc phụ thuộc phần nhiều vào thiên nhiên nên rất bấp bênh. Sau khi vào làm cho Cỏ Mềm thì công việc và thu nhập đã ổn định hơn, đời sống được cải thiện hơn rất nhiều”. Anh cũng chia sẻ thêm, trước đây, tổng thu nhập gia đình anh chỉ rơi vào khoảng 30 - 40 triệu đồng/năm, tức là chỉ khoảng hơn 3 triệu đồng/tháng. Nhưng sau khi làm cho vườn sâm của Cỏ Mềm thì thu nhập của anh đã tăng gấp đôi, trung bình 6-7tr/tháng, khoảng 70-80 triệu đồng/năm.

Cỏ Mềm tạo động lực phát triển kinh tế cho đồng bào vùng cao
Cỏ Mềm thu mua mùn núi của bà con địa phương

Cỏ Mềm không chỉ tạo việc làm cho người dân, mà còn giúp họ gia tăng thu nhập từ các hoạt động khác như: thu mua mùn núi, thuê đất lâu dài của người dân để mở rộng vùng trồng. Từ đó, nhiều hộ dân trong bản Sà Dề Phìn có cơ hội cải thiện đời sống, đầu tư cho học hành, thậm chí là xây dựng, sửa sang lại nhà cửa.

Bên cạnh đó, thương hiệu này còn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về trồng và chăm sóc sâm Lai Châu, cũng như các kiến thức văn hoá - xã hội - kỹ năng khác cho người lao động, để họ có thể phục vụ, áp dụng vào đời sống. Các hoạt động thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe và nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác cũng thường xuyên được tổ chức, giúp đời sống tinh thần của người lao động được cải thiện hơn rất nhiều.

Cỏ Mềm tạo động lực phát triển kinh tế cho đồng bào vùng cao
Bữa cơm gia đình được cải thiện, ngôi nhà cũng được gia cố vững chắc hơn của anh Dì - nhân viên của vùng trồng Cỏ Mềm

Chia sẻ về định hướng phát triển trong tương lai, anh Dương Thanh Lâm - Giám đốc vùng trồng sâm của Cỏ Mềm nói: “Từ tháng 12/2023, công ty cũng sẽ bắt đầu triển khai việc phát hạt và cây giống cho người dân các xã lân cận, đầu tư cả nhà màng cho họ, hướng dẫn kỹ thuật để họ chỉ cần bỏ công chăm sóc, sau này chúng tôi sẽ ký hợp đồng bao tiêu cho họ, không chỉ tạo việc làm mà còn hướng tới tạo sinh kế bền vững cho người dân".

Được biết, mới đây nhất, 18/11/2023, Founder Chủ tịch HĐQT của Cỏ Mềm cũng đã vinh dự và long trọng đón tiếp Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác Chính Phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương đến thăm và làm việc tại vùng trồng của mình tại Sìn Hồ, Lai Châu.

Cỏ Mềm tạo động lực phát triển kinh tế cho đồng bào vùng cao
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại vườn sâm của Cỏ Mềm

Tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính phấn khởi khi thấy cây Sâm Lai Châu sinh trưởng và phát triển tốt trên đất Sìn Hồ, đồng thời đề nghị, Cỏ Mềm cũng như huyện Sìn Hồ, cần phát huy tốt liên kết "4 nhà" (Nhà nước - Nhà Doanh nghiệp - Nhà khoa học - Nhà nông); cần đầu tư chế biến sâu, làm tốt khâu quảng bá và mẫu mã sản phẩm để thu hút người tiêu dùng. Trong buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính còn trồng cây lưu niệm trong khuôn viên vườn sâm của Cỏ Mềm và tặng quà cho Đại diện công ty Cỏ Mềm. Đây là niềm vinh dự lớn lao mà lãnh đạo Cỏ Mềm được nhận, từ đó là động lực để đưa thương hiệu này đưa cây Sâm Lai Châu ngày một vươn xa hơn nữa, trở thành cây dược liệu mũi nhọn, thay đổi đời sống và thu nhập cho đồng bào trong tương lai.

Nguồn: https://vtv.vn/doi-song/co-mem-tao-dong-luc-phat-trien-kinh-te-cho-dong-bao-vung-cao-20231129180116179.htm