Công Dụng Và Độ An Toàn Của Tinh Dầu Long Não Trên Trẻ Nhỏ
Đặt vấn đề
Tinh dầu long não (“Camphor essential oil”) là một tinh dầu được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trong y học truyền thống và hiện đại với công dụng sát khuẩn, giảm đau, hỗ trợ hô hấp. Tuy nhiên gần đây có một số câu hỏi đặt ra rằng việc sử dụng tinh dầu long não có thật sự an toàn trên trẻ nhỏ hay không? Vậy cần lưu ý điều gì khi sử dụng tinh dầu long não cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi, để vừa tối ưu hóa công dụng mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe? Những điểm này sẽ được làm rõ trong phần tiếp theo.
Thành phần Tinh dầu long não
Tinh dầu long não được chiết xuất từ cây long não (Cinnamomum camphora) và chứa nhiều hợp chất hóa học quan trọng. Thành phần chính bao gồm Camphor, chiếm từ 50-80%, với tác dụng sát khuẩn, giảm đau. Bên cạnh đó, một số các thành phần khác như Borneol, Cineole, Linalool mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhưng cũng góp phần tạo lên những tính chất đặc trưng của tinh dầu long não.
Công dụng của Tinh dầu long não trên trẻ nhỏ
Với những thành phần hoá học đặc trưng, tinh dầu long não mang lại nhiều lợi ích tiềm năng khi được sử dụng đúng cách cho trẻ nhỏ:
Hỗ trợ hô hấp
Theo nghiên cứu của Lee, S., Kim, J., & Park, H. (2022) , việc khuếch tán tinh dầu long não trong không khí giúp giảm nghẹt mũi và cải thiện chất lượng giấc ngủ ở trẻ nhỏ. Nhờ đặc tính long đờm và kháng viêm, tinh dầu long não giúp làm dịu hệ hô hấp của trẻ, giúp giảm triệu chứng tắc nghẹt mũi. Các bố mẹ thường áp dụng cách này vào buổi tối để giúp trẻ ngủ sâu hơn và giảm triệu chứng khó chịu liên quan đến đường hô hấp.
Làm ấm và giảm đau
Theo các bài thuốc dân gian được tổng hợp trong The Encyclopedia of Essential Oils (Lawless, 2013), tinh dầu long não có khả năng làm ấm cơ thể khi bôi lên da nhờ kích thích tuần hoàn máu tại chỗ. Điều này giúp giảm đau do chuột rút hoặc căng cơ ở trẻ nhỏ. Đặc biệt một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tác dụng thư giãn và làm dịu cơ thể khi sử dụng tinh dầu long não pha loãng để xoa bóp.
Với những công dụng trên, Tinh dầu long não được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian ở nhiều quốc gia tại châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á với các lợi ích như: xoa ngực để giữ ấm khi trẻ bị cảm lạnh, bôi vào lòng bàn chân để giúp trẻ ngủ ngon hơn, hoặc xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng cơ bị căng cứng để giảm đau nhức. Một số các sản phẩm quen thuộc trên thế giới đã sử dụng thành phần này như:
- Kem bôi ấm ngực Pigeon (Nhật Bản), Sáp dầu bôi ấm ngực Badger Chest Rub (Mỹ), Calm And Comforting Chest Rub For Babies (Ấn Độ)
Tinh dầu long não cũng được sử dụng phổ biến tại các nước Đông Nam Á từ kinh nghiệm dân gian và y học truyền thống vẫn sử dụng một cách an toàn và hữu hiệu qua đường bôi ngoài da
Độ an toàn trên trẻ nhỏ
Tuy nhiên, việc sử dụng tinh dầu long não trên trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi cần được kiểm soát để tránh các rủi ro về sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý về độ an toàn khi sử dụng tinh dầu qua các đường khác nhau:
Qua đường bôi trên da
Khi bôi trên da, tinh dầu long não cần được pha loãng với dầu/ sáp dẫn (như dầu dừa, dầu hạnh nhân, bơ shea, dầu thầu dầu) với nồng độ thích hợp để giảm nguy cơ kích ứng. Nồng độ được khuyến cáo cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi là 0,5%. Trước khi sử dụng trên diện rộng, nên thử nghiệm trên một vùng da nhỏ, chẳng hạn như mặt trong cẳng tay của trẻ, và quan sát phản ứng để đảm bảo không gây kích ứng hoặc dị ứng. Phương pháp này giúp xác định độ phù hợp và an toàn của tinh dầu long não với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Qua đường hít thở
Trong cuốn sách The Encyclopedia of Essential Oils của Lawless, J xuất bản năm 2013, việc khuếch tán tinh dầu trong không khí là một phương pháp an toàn và hiệu quả, giúp làm thông thoáng đường hô hấp cho trẻ. Nhưng lưu ý quan trọng là không sử dụng lượng tinh dầu quá nhiều,và chỉ nên duy trì ở mức 1-2 giọt trong máy khuếch tán và không để trẻ tiếp xúc trực tiếp với máy.
Qua đường uống
Tinh dầu long não không được khuyến cáo sử dụng tại đường uống do có thể gây độc đặc biệt là cho trẻ nhỏ theo nghiên cứu của Angurana S, Kumar S. (2019). Vì vậy chỉ ưu tiên sử dụng bôi ngoài da với những tác dụng tốt mà nó mang lại.
Kết luận
Tinh dầu long não là một liệu pháp tự nhiên được đánh giá cao nhờ tiềm năng trong chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ, đặc biệt với các tác dụng hỗ trợ hô hấp, làm ấm và giảm đau. Tuy nhiên, hiệu quả và độ an toàn của tinh dầu phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp sử dụng và liều lượng thích hợp. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng tinh dầu long não, bố mẹ nên lựa chọn sản phẩm phù hợp và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng. Đặc biệt lưu ý không được sử dụng tinh dầu long não qua đường uống, mà chỉ nên dùng để bôi ngoài da với nồng độ không vượt quá 0,5% hoặc sử dụng qua máy khuếch tán tinh dầu với liều lượng 1-2 giọt mỗi lần. Đồng thời, tinh dầu cần được bảo quản ở nơi an toàn và để xa tầm tay trẻ em để tránh các nguy cơ không mong muốn.Việc này sẽ giúp đạt được hiệu quả mong muốn mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ nhỏ.
Tài liệu tham khảo
1. Lawless, J. (2013). The Encyclopedia of Essential Oils: The Complete Guide to the Use of Aromatic Oils in Aromatherapy, Herbalism, Health, and Well-Being. Conari Press.
2. Tisserand, R., & Young, R. (2014). Essential Oil Safety: A Guide for Health Care Professionals. Churchill Livingstone
3. Ali, B., Al-Wabel, N. A., Shams, S., Ahamad, A., Khan, S. A., & Anwar, F. (2015). Essential oils used in aromatherapy: A systemic review. Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine, 5(8), 601-611. doi:10.1016/j.apjtb.2015.05.007.
4. Hu, W., Zhang, Z., Wei, X., & Xu, Y. (2017). Chemical composition and bioactivity of essential oil from Cinnamomum camphora. Natural Product Research, 31(20), 2421-2425. doi:10.1080/14786419.2017.1319650.
5. Johnson, R., Smith, J., Lee, M., & Brown, H. (2017). No camphor toxicity in Cambodian infants. Pediatrics International, 59(3), 230-235.
6. Angurana S, Kumar S, Kavitha T. (2019) Kerosene, Camphor, and Naphthalene Poisoning in Children. Indian Journal of Critical Care Medicine 23, 0–0. (doi:10.5005/jp-journals-10071-23316)
7. Rigon, C., Tadini, L., Nunes, D., & Schneider, R. (2021). The use of essential oils in pediatric care: An integrative review. Revista Brasileira de Enfermagem, 74(4), e20200757.
8. Lee, S., Kim, J., & Park, H. (2022). Phytochemistry and applications of Cinnamomum camphora essential oils. Molecules, 27(9), 2695