Hướng dẫn tra cứu thành phần mỹ phẩm bằng "EWG" chính xác nhất

Cập nhật gần nhất 16:01, 05/05/2024
Mục lục

Việc hiểu về thành phần trong mỹ phẩm giúp chúng ta lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu cụ thể của da, giúp không chỉ cải thiện làn da mà còn duy trì và bảo vệ làn da khỏi các tác nhân có hại từ môi trường và mỹ phẩm không tốt. Trong bài viết dưới đây, Cỏ Mềm sẽ bật mí cho bạn cách tra cứu thành phần mỹ phẩm bằng EWG chính xác nhất.

Hướng dẫn tra cứu thành phần mỹ phẩm bằng "EWG" chính xác nhất

Environmental Working Group (EWG) là một tổ chức hướng tới bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Tại đây, bạn có thể tìm hiểu nhiều bài viết liên quan đến sức khỏe, trong đó bao gồm cả sức khỏe da. Phần quan trọng của trang web này là "Skin Deep Database" nơi chúng ta có thể tra cứu thông tin về các sản phẩm mỹ phẩm một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đây là nguồn thông tin đáng tin cậy giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về những sản phẩm họ đang sử dụng và tác động của chúng đối với sức khỏe da và tổng thể.

tra cứu thành phần mỹ phẩm bằng EWG

  • EWG cung cấp khả năng tra cứu nhanh chóng và dễ dàng cho hơn 86.000 loại mỹ phẩm và hơn 2.000 nhãn hiệu khác nhau

  • Đội ngũ chuyên gia của họ là những nhà khoa học, nhà phân tích, và luật sư pháp lý có kinh nghiệm với nền tảng kiến thức sâu rộng

  • Sản phẩm đạt chứng nhận từ EWG đã trải qua một quá trình đánh giá nghiêm ngặt, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và minh bạch

  • Bạn có thể tra cứu theo thành phần riêng lẻ hoặc sản phẩm chứa các thành phần

  • Kết quả tra cứu cung cấp thông tin về tác động của từng thành phần đối với khả năng kích ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, khả năng gây ung thư, và các cảnh báo liên quan đến việc hạn chế sử dụng.

Hướng dẫn tra cứu:

Bước 1: Truy cập vào trang web: The Environmental Working Group (EWG)

Bước 2: Nhấp chuột vào mục “SKIN DEEP DATABASE”.

Bước 3: Nhập tên thành phần, thương hiệu hoặc sản phẩm vào ô tìm kiếm rồi nhấn “Enter”.

tra cứu thành phần mỹ phẩm bằng EWG

Trang web này cung cấp cho chúng ta một thang điểm có tên gọi là Hazard score (Thang nguy hại) với thang điểm từ 1-10 (số càng lớn mức nguy hại càng cao), phản ánh mối nguy hiểm đã được biết hoặc có nghi ngờ liên quan đến thành phần đó. 

Một số ví dụ cụ thể, và cách phân tích thành phần mỹ phẩm khi tra cứu bằng EWG

1. Bakuchiol

Bạn tiến hành gõ từ khoá “Bakuchiol+ewg” lên thanh tìm kiếm của Google, bấm vào kết quả hiện ra đầu tiên chính là thang điểm của thành phần này.

Tại đây, bạn có thể nhìn thấy Bakuchiol được chấm ở thang điểm 1 (tương đối an toàn), bên dưới là các thông tin về nguy cơ chung khi sử dụng sản phẩm có chứa thành phần này.

tra cứu thành phần mỹ phẩm bằng EWG

Về các nguy cơ gây hại:

  • Khả năng gây ung thư: Thấp

  • Khả năng gây dị ứng: Thấp

  • Độc tính phát triển và sinh sản: Thấp

  • Hạn chế sử dụng: Thấp.

tra cứu thành phần mỹ phẩm bằng EWG

2. Retinol (Vitamin A)

Một ví dụ tiếp theo về thành phần Retinol cũng là thành phần rất phổ biến trong mỹ phẩm. Thành phần này được chấm ở mức 9 điểm trong thang nguy hại cùng thông tin: “Retinol là một dạng vitamin A tổng hợp mạnh. Dữ liệu từ một nghiên cứu của FDA chỉ ra rằng các thành phần retinol có thể đẩy nhanh sự phát triển của các khối u da và tổn thương trên da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các cơ quan y tế của FDA, Na Uy và Đức đã đưa ra quan ngại rằng việc bôi kem vitamin A hàng ngày lên da có thể góp phần làm tăng lượng vitamin A quá mức cho phụ nữ mang thai và các nhóm dân cư khác.”

tra cứu thành phần mỹ phẩm bằng EWG

Về các nguy cơ gây hại:

  • Khả năng gây ung thư: Vừa phải 

  • Khả năng gây dị ứng: Thấp

  • Độc tính phát triển và sinh sản: Cao

  • Hạn chế sử dụng: Cao.

Tuy được chấm ở mức điểm 9 - mức nguy hại cao, nhưng là người tiêu dùng thông minh chúng ta cũng cần hiểu rằng không có thành phần nào là hoàn toàn độc, cũng như hoàn toàn tốt, quan trọng là cách sử dụng sao cho đúng để đạt được hiệu quả nhất cho da. 

3. Propylparaben

Propylparaben được chấm ở mức 9 điểm (nguy hại cao) với thông tin: “Propylparaben thuộc nhóm chất bảo quản paraben được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân. Paraben bắt chước estrogen và có thể hoạt động như chất gây rối loạn hệ thống hormone (nội tiết) tiềm năng.”

tra cứu thành phần mỹ phẩm bằng EWG

Về các nguy cơ gây hại:

  • Khả năng gây ung thư: Thấp

  • Khả năng gây dị ứng: Vừa phải

  • Độc tính phát triển và sinh sản: Vừa phải

  • Hạn chế sử dụng: Vừa phải

4. Dimethicone

Dimethicone được chấm ở mức điểm 2-4 (mức độ nguy hại bình thường). Dimethicone (còn gọi là polymethylsiloxane) là một loại polymer gốc silicon được sử dụng làm chất bôi trơn và chất điều hòa

tra cứu thành phần mỹ phẩm bằng EWG

Về các nguy cơ gây hại:

  • Khả năng gây ung thư: Thấp

  • Khả năng gây dị ứng: Thấp

  • Độc tính phát triển và sinh sản: Thấp

  • Hạn chế sử dụng: Vừa phải.

Lưu ý khi tra cứu thành phần mỹ phẩm bằng EWG

EWG giúp chúng ta đánh giá mức độ nguy hại và các nguy cơ khi sử dụng các thành phần này trong mỹ phẩm. Tuy nhiên, có một số thành phần EWG đánh giá còn tương đối “chung chung”. Ví dụ như những chất không xác định như Fragrance (Hương liệu). Đây là từ dùng để chỉ chung cho rất nhiều loại hương thơm khác nhau. EWG chấm Fragrance ở mức 8 nguy hại nhưng chưa thật sự đúng với một số hương liệu khác nhau. Hay một số chất phụ thuộc vào tỷ lệ sử dụng, cách bào chế… mới có thể đánh giá đúng mức nguy hại của thành phần.

Trên đây là cách tra cứu thành phần trong mỹ phẩm bằng EWG người dùng có thể tham khảo để hiểu hơn về mức nguy hại của một số thành phần phổ biển. Hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin bổ ích để giúp cho hành trình làm đẹp trở nên dễ dàng, khoa học hơn.